Sự lây truyền

*** The following text is out-of-date.***

For the latest news about COVID-19, please open the COVID Reference homepage.


< < < Trang chủ | Top 10 | Lời nói đầu | Dịch tễ học | Sự lây truyền | Dự phòng | Vi rút học | Miễn dịch học | Các quy trình xét nghiệm chẩn đoán | Biểu hiện lâm sàng | Điều trị | Quản lý bệnh nhân COVID-19 nặng | Bệnh nền | Nhi khoa | Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm | Chính sách bảo mậta Timeline

Phiên bản Tiếng Việt:
Khanh Phan Nguyen Quoc
Ha Xuan Nam
Kim Le Thi Anh

Vui lòng tìm hình minh họa trong bản PDF miễn phí.

Bởi Bernd Sebastian Kamps
& Christian Hoffmann

 

Virus ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người trong sự tương tác với hệ sinh thái, lịch sử và cấu trúc xã hội (Chappell 2019). Trong một thế giới kết nối chặt chẽ, sự tiến hóa của vi sinh vật và mầm bệnh được thúc đẩy thông qua các hành vi của con người (Morens 2013). Điều này đã được thể hiện rõ ràng qua đại dịch SARS năm 2003 (Kamps-Hoffmann 2003), sự bùng phát của Hội chứng Hô hấp Trung Đông Virus Corona (MERS-CoV) (Zaki 2012), đại dịch Ebola lớn cuối cùng ở Tây Phi (Arwady 2015, Heymann 2015và dịch Zika năm 2015-2017 (Fauci 2016). Trong cùng khoảng thời gian, nhiều chủng virus gây bệnh đường hô hấp có độc lực cao hơn đã xuất hiện – virus cúm H5N1, lao, virus cúm H7N9 gia cầm (Kamps-Hoffmann 2006, Jassal 2009, Gao 2013).

Virus

SARS-CoV-2, Hội chứng Hô Hấp Cấp Tính Nặng Do Virus Corona 2, là một “kẻ giết người khó đoán” với khả năng lây truyền cao (Cyranoski 2020) đã làm cho một nửa nhân loại, 4 tỷ người, phải ở nhà và0 đầu mùa xuân năm 2020. Căn bệnh nhanh tróng trờ thành đại dịch (Google 2020). Ở hầu hết các trường hợp, các triệu chứng không hoặc ít xuất hiện hoặc tự giới hạn bởi chính người bệnh. Một bộ phận người nhiễm có những triệu chứng nặng và đôi khi kéo dài (Garner 2020). Khoảng 10% số người mắc bệnh cần được chăm sóc y tế và khoảng một phần ba trong số đó cần điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực. Tỉ lệ tử vong chung của SARS-CoV-2 dường như nhỏ hơn 1%.

Các virus virus corona có dạng khối cầu nhỏ khoảng 70 đến 80 nanomet (một phần triệu milimet) trên kính hiển vi điện tử mặt cắt mỏng (Perlman 2019). So với kích thước của con người, SARS-CoV-2 nhỏ như một con gà so với Trái đất (El País). Giống các loài khác, mục đích tồn tại của chúng là để sinh sôi nảy nở, ví dụ như người tinh khôn H. sapiens, những người đã thành công trong việc sinh sống ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Đôi khi để thực hiện mục đích này, chúng gây tổn hại tới các loài khác. Cho đến nay, SARS-CoV-2 dường như đã đạt được mục đích này. Đến ngày 7 tháng 6, chỉ một số ít quốc gia tuyên bố đã tránh được đại dịch.

Sự lây lan ra toàn cầu của SARS-CoV-2 có nhiều lý do. Loại virus corona mới sinh sống trong hệ thống hô hấp của con người và truyền từ người này sang người khác khi người mang virus  ho, hắt hơi, la hét và nói. Nó tồn tại được ở cả vùng khí hậu lạnh lẫn vùng khí hậu ấm áp, và điều quan trọng nhất cũng là điều khác với hai loại virus corona chết người khác (SARS-CoV và MERS-CoV), SARS-CoV-2 có thể truyền bệnh trước khi khởi phát triệu chứng ở người đầu tiên (xem bên dưới, Nhiễm trùng không triệu chứng, trang 83). Không còn nghi ngờ gì nữa, SARS-CoV-2 đang trong giai đoạn thuận lợi – ít nhất cho đến khi cộng đồng khoa học phát triển được một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả (xem chương Miễn dịch học, trang 125).

SARS-CoV-2 và họ hàng của nó

SARS-CoV-2 là một loại virus corona giống

  • SARS-CoV (gây ra dịch năm 2002/2003),
  • MERS-CoV (gây ra Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông),
  • Và một nhóm được gọi là CAR virus corona (gây Bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng do CoVs : 229E, OC43, NL63, HKU1) gây ra 15 đến 30% cảm lạnh thông thường.

Các virus nhóm CAR có khả năng lây truyền cao và gây ra khoảng 15 đến 30% các ca cảm lạnh thông thường, điển hình là trong những tháng mùa đông. Ngược lại, SARS-CoV và MERS-CoV có tỷ lệ tử vong lần lượt là 10% và 34%, nhưng chúng chưa bao giờ trở thành đại dịch. Từ quan điểm virus học, SARS-CoV-2 là một “siêu sao” trong họ virus corona: nó là sự kết hợp giữa khả năng lây lan cao và tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong cao.

SARS-CoV-2 là một loại virus giống như các loại virus thông thường gây ra bệnh ở người như viêm gan C, viêm gan B, Ebola, cúm và virus gây suy giảm miễn dịch ở người. (Lưu ý rằng sự khác biệt giữa chúng lớn hơn sự khác biệt giữa người và loài amip). Ngoại trừ bệnh cúm, những virus này khó lây nhiễm ở người hơn SARS-CoV-2. Virus viêm gan C (HCV), nguyên nhân gây bệnh gan mãn tính và thường tử vong, chủ yếu lây qua qua có phơi nhiễm với máu, bởi các thực hành y khoa không an toàn và, qua quan hệ tình dục (ít thường xuyên hơn). Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), ngoài lây nhiễm qua đường máu và mẹ sang con, quan hệ tình dục là  một con đường lây truyền mạnh mẽ. Virus viêm gan B (HBV) thậm chí còn có khả năng lây lan hơn HCV và HIV vì được tìm thấy trong máu, dịch tiết cổ tử cung, tinh dịch, nước bọt và nước mắt với hiệu giá cao; thậm chí một lượng nhỏ máu hoặc dịch tiết bị nhiễm bẩn cũng có thể truyền virus. Môi trường lý tưởng cho HBV lây nhiễm bao gồm, trường học, cơ quan, trụ sở và bệnh viện nơi có nhiều người tiếp xúc gần gũi và lâu dài.

Đáng chú ý, ngoài HIV, viêm gan B và C, đa số các bệnh do virus không có thuốc điều trị. Ví dụ, không có phương pháp điều trị bệnh sởi, bại liệt hay đậu mùa. Đối với bệnh cúm, nhiều thập kỷ nghiên cứu đã cho ra hai loại thuốc cụ thể nhưng vẫn chưa thể chứng minh chúng làm giảm tỷ lệ tử vong – mặc dù đã thử nghiệm trên hàng ngàn bệnh nhân. Sau 35 năm nghiên cứu, vẫn chưa có vắc-xin để ngăn ngừa nhiễm HIV.

Sinh thái học của SARS-CoV-2

SARS-CoV-2 tổn tại với nồng độ cao ở đường hô hấp trên và dưới (Zhu N 2020, Wang 2020, Huang 2020). Virus này cũng đã được tìm thấy ở thận, gan, tim, não và máu mặc dù có nồng độ thấp (Puelles 2020). Bên ngoài cơ thể người, virus có thể được phát hiện lên đến 3 giờ dưới dạng khí dung (trong không khí), 24 giờ trên tấm bìa các-tông và hai đến ba ngày trên nhựa và thép không gỉ (van Doremalen 2020). Một nghiên cứu khác ghi nhận sự lây truyền ở nhà vệ sinh (bồn cầu, bồn rửa và tay nắm cửa) và quạt thống gió (Ong SWX 2020). Điều này tương tự với kinh nghiệm từ MERS, nơi có nhiều bề mặt môi trường xung quanh phòng bệnh sẽ dễ lây lan MERS-CoV, bao gồm những chỗ thường xuyên được bệnh nhân hoặc nhân viên y tế chạm vào (Bin 2016).

Lây truyền từ người sang người

Lây truyền SARS-CoV-2 từ người sang người được chứng minh trong vòng vài tuần sau khi các trường hợp đầu tiên được xác định (Chan JF 2020, Rothe 2020). Ngay sau đó, có ý kiến ​​cho rằng người bệnh không triệu chứng có thể sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các ca lây nhiễm SARS-CoV-2 (Nishiura 2020, Li 2020). Tải lượng virus có thể cao từ 2-3 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và gần một nửa số ca mắc thứ phát được quy cho bệnh nhân không có tiền triệu chứng (He 2020).

Một yếu tố quan trọng về khả năng lây bệnh của SARS-CoV-2 là nồng độ virus cao ở đường hô hấp trên (Wolfel 2020), ngay cả ở những bệnh nhân có chỉ có triệu chứng nhẹ. Virus có ở họng với số lượng lớn trong tuần đầu tiên xuất hiện triệu chứng, đạt đỉnh ở mức > 7 x108 bản sao RNA trên bệnh phẩm họng vào ngày thứ 4. Virus được phân lập dễ dàng từ các mẫu bệnh phẩm có nguồn gốc từ cổ họng hoặc phổi. Điều này khác với SARS-CoV, sự nhân lên của SARS-CoV-2 xảy ra chủ yếu ở đường hô hấp dưới (Gandhi 2020); trong khi SARS-CoV và MERS-CoV lây nhiễm cho các tế bào biểu mô trong phổi nhiều hơn các tế bào của đường hô hấp trên (Cheng PK 2004, Hui 2018).

RNA virus được thải ra trong đờm có vẻ tồn tại đến khi hết triệu chứng và chuyển đổi huyết thanh không phải lúc nào cũng theo sau bởi sự sụt giảm nhanh chóng tải lượng virus (Wolfel 2020). Điều này trái ngược với bệnh cúm, người mắc bệnh không triệu chứng thường có tải lượng virus thấp hơn trong dịch tiết từ đường hô hấp trên so với đường hô hấp dưới và thời gian thải virus ngắn hơn so với người có triệu chứng (Ip 2017).

Đường truyền

Các giọt bắn và khí dung từ đường hô hấp

SARS-CoV-2 lây lan chủ yếu qua các giọt bắn chứa virus khi ho, hắt hơi, hoặc khi mọi người nói chuyện với nhau ở khoảng cách gần (thường dưới một mét) (ECDC 2020, Chan JF 2020, Li Q 2020, Liu Y 2020). Những giọt bắn này sau đó có thể được hít vào phổi hoặc bám trên các bề mặt có thể phát hiện tối đa trong lên đến bốn giờ trên đồng, 24 giờ trên tấm các-tông và hai đến ba ngày trên nhựa và thép không gỉ (van Doremalen 2020). Những người khác có thể tiếp xúc với những giọt này và bị nhiễm sau khi chạm vào mũi, miệng hoặc mắt.

SARS-CoV-2 từng được cho lây truyền chủ yếu qua các phân tử giọt bắn có kích thước lớn với đường kính> 5-10 μm, được gọi là giọt bắn đường hô hấp, chúng sẽ rơi xuống đất do lực hấp dẫn. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhiều ý kiến cho rằng SARS-CoV-2 KHÔNG truyền được qua các hạt nhỏ với đường kính <5μm, được gọi là giọt bắn li ti hoặc khí dung. Tuy nhiên, gần đây, một số tác giả đã lên tiếng lo ngại rằng, SARS-CoV-2 cũng có thể lan truyền qua khí dung. Họ chỉ ra trong suốt đại dịch SARS năm 2003, sự lây truyền qua đường không khí dường như là một lời giải thích hợp lý cho vụ dịch Amoy Garden. Virus được phun ra trong phạm vi các phòng tắm nhỏ và có thể đã bị hít, nuốt hoặc lây truyền gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng bị dính các hạt khí dung khi rơi xuống (WHO 2003). Các tác giả khác cho rằng ‘Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí’ (HVAC) có thể giúp virus lây lan khi không được sử dụng đầy đủ, như gợi ý từ các mô tả ở Nhật Bản, Đức và Tàu du lịch Diamond Princess (Correia 2020, Gormley 2020). Trong thực tế, SARS-CoV-2 đã được chứng minh là có thể phát hiện dưới dạng khí dung (trong không khí) trong tối đa ba giờ (van Doremalen 2020) và trong khu vực nhà vệ sinh của bệnh nhân (Liu Y 2020).

Các thí nghiệm hỗ trợ cho những mối lo ngại này đến từ các nghiên cứu tái hiện sự hình thành giọt bắn thoát ra từ miệng trong các phản ứng mạnh từ đường hô hấp như ho và hắt hơi (Scharfman 2016, Bourouiba 2020; xem thêm video). Những nghiên cứu này cho thấy thời gian tồn tại của giọt bắn có thể lâu hơn đáng kể so với các giả định trước đây. Khi phân tích sự tán xạ ánh sáng laser có độ nhạy cao, người ta phát hiện ra tiếng nói lớn có thể phát ra hàng ngàn giọt bắn lỏng trong một giây tồn tại trong không khí trong vài phút (Anfinrud 2020, Stadnytskyi 2020;; xem thêm các bộ phim cho thấy về thử nghiệm). Tiếng la hét ầm ĩ và dai dẳng thường thấy trong môi trường không khí ồn ào, kín và tù đọng (cơ sở đóng gói thịt, vũ trường, quán rượu, …) hiện được cho là tạo ra cùng số lượng giọt bắn như lúc ho (Chao 2020). Lời nói và các hoạt động thanh nhạc khác như ca hát cũng đã được chứng minh là tạo ra các hạt khí, với tốc độ phát ra tương ứng với độ to của giọng nói (Asadi 2019). Không gian công cộng có kích thước nhỏ (ví dụ, phòng vệ sinh hoặc thang máy) được cho là môi trường thuận lợi của vụ dịch ở Ôn Châu, Trung Quốc (Cai J 2020). Đáng chú ý, một số ổ dịch hiện nay có liên quan đến các dàn hợp xướng ở Hà Lan, Đức và Mỹ (Hamner 2020) (xem thêm chương Dịch tễ học, trang 19).

 

Hình 1. Sự lây truyền của virus đường hô hấp.1) Sau khi ho, hắt hơi, la hét và thậm chí sau khi nói – đặc biệt khi nói lớn, những giọt lớn (màu xanh lá cây) rơi xuống đất xung quanh cậu bé. 2) Ngoài ra, một số giọt bắn, đủ nhỏ và nhẹ (màu đỏ), được truyền đi trong không khí với khoảng cách xa hơn. Liệu đường truyền thứ hai – thông qua các hạt khí dung – có phải là đường lây truyền dịch tễ trong đại dịch SARS-CoV-2 hay không. Chuyển thể từ Morawska 2020. HÌnh ảnh: Félix Prudhomme; YouTube: IYENSS. (Minh họa này theo giấy phép miễn phí nếu đúng.)

 

Câu hỏi liệu SARS-CoV-2 chỉ được truyền qua các giọt bắn từ đường hô hấp (xem thí nghiệm lây truyền gần đây giữa chuột hACE2; Bao L 2020) hay còn qua hạt khí dung, rất quan trọng để áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong tương lai. Trước đây, các khuyến cáo dự phòng về rửa tay thường xuyên và duy trì khoảng cách ít nhất một mét (tương đương chiều dài cánh tay) là đủ (WHO 2020a). Tuy nhiên, trong trường hợp sự lây truyền qua các hạt khí dung với khoảng cách nhiều mét được chứng minh, các biện pháp giãn cách hiện tại sẽ cần được điều chỉnh, với những tác động sâu rộng đến đời sống văn hóa và kinh tế (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà hàng, quán rượu, cửa hàng, v.v.). Một số tác giả kêu gọi chính quyền quốc tế và quốc gia thừa nhận thực tế rằng virus có khả năng lây lan qua không khí và khuyến nghị thực hiện các biện pháp kiểm soát thích hợp để ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2 (Morawska 2020), bao gồm đeo khẩu trang mọi lúc ở những nơi gần những người nhiễm và thông gió đầy đủ cho các không gian kín (Somsen 2020) nơi những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc từng lui tới (Meselson 2020).

Bằng chứng hiện tại về lây truyền qua khí dung và những khuyến cáo dự phòng đã được Prather et al. tóm tắt trong năm câu: “Nhiễm trùng hô hấp xảy ra qua việc lan truyền các giọt chứa virus (> 5 đến 10 µm) và các hạt khí dung (≤5 µm) thoát ra từ những người mắc bệnh khi thở, nói, ho và hắt hơi. Các biện pháp kiểm soát bệnh hô hấp truyền thống được đưa ra nhằm giảm lây truyền qua các giọt bắn được tạo ra khi người bệnh ho và hắt hơi. Tuy nhiên, dường như một tỷ lệ lớn sự lây lan của COVID-19 xảy ra qua việc lân truyền hạt khí dung được tạo ra trong khi thở và nói của người bệnh không triệu chứng (Morawska 2020, Anderson 2020, Asadi 2019). Các hạt khí dung có thể tích tụ lại, duy trì sự lây nhiễm trong nhà sau nhiều giờ và dễ dàng bị hít sâu vào phổi. Để xã hội trở lại bình thường, cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm lây truyền qua khí dung, bao gồm đeo khẩu trang thường xuyên và xét nghiệm đại trà để xác định và cô lập các ca bệnh không triệu chứng (Prather 2020).”

Vật trung gian truyền bệnh

Hiện tại vẫn chưa rõ liệu sự truyền bệnh qua các vật trung gian và mức độ lây lan của nó (ví dụ: nút thang máy, tay vịn, vòi vệ sinh) có liên quan đến dịch tễ học hay không (Cai J 2020). (Vật trung gian truyền bệnh có thể là bất kỳ vật vô tri vô giác nào có thể truyền bệnh cho người khác, khi phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như virus).

Mẹ sang con

Mẹ sang con dường như không phải là con đường lây truyền chính của SARS-CoV-2. Có một báo cáo về một trẻ sơ sinh có kháng thể IgM SARS-CoV-2 tăng cao đã phơi nhiễm trong 23 ngày kể từ lúc người mẹ được chẩn đoán COVID-19 cho đến khi sinh (Dong L 2020). Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy có sự lây truyền qua tử cung ở một nghiên cứu khác gồm chín phụ nữ mắc viêm phổi COVID-19 ở cuối thai kỳ (Chen H 2020).

Sinh thường qua đường âm đạo (n = 24) so ​​với sinh mổ tự chọn (n = 16) đã được đề cập trong một nghiên cứu ở Bắc Ý. Một đứa trẻ sơ sinh có kết quả dương tính sau khi sinh mổ.

Có hai phụ nữ mắc COVID-19 ở giai đoạn sau sinh đã cho con bú mà không đeo khẩu trang; những đứa trẻ này sau đó được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Các tác giả kết luận rằng, mặc dù không thể loại trừ nhiễm trùng sau sinh một cách chắc chắn 100%, nhưng sinh thường ở âm đạo có thể có nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2 (Ferrazzi 2020).

Có ít nhất hai trường hợp SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong sữa mẹ (Wu Y 2020, Groß 2020). Kể từ tháng 5 năm 2020, Hiệp hội Sơ Sinh Ý (SIN), được Liên Đoàn các Hiệp hội Sơ sinh & Chu sinh Châu Âu (UENPS) tán thành khuyến cáo nên cho con bú nếu người mẹ đã từng dương tính với COVID-19 hoặc đang bị nghi ngờ mắc bệnh mà không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ lúc sinh. Ngược lại, nếu người mẹ mắc COVID-19 quá nặng để có thể chăm sóc cho trẻ, trẻ nên được chăm sóc riêng và cho con bú sữa mẹ mới vắt (Davanzo 2020, Davanzo 2020b [tiếng Ý]). Hướng dẫn này có thể thay đổi trong những tháng tới.

Phân và nước tiểu

Mặc dù cho đến nay chưa có trường hợp lây truyền SARS-CoV-2 nào qua đường phân miệng được báo cáo, nhưng một nghiên cứu từ Chu Hải đã ghi nhận sự hiện diện lâu dài của RNA virus SARS-CoV-2 trong các mẫu phân. 41 (55%) trong số 74 bệnh nhân có mẫu phân dương tính với RNA SARS-CoV-2, các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp vẫn dương tính với RNA SARS-CoV-2 trong trung bình 17 ngày; mẫu phân vẫn dương tính trong trung bình 28 ngày sau khi khởi phát triệu chứng (Wu Y 2020). Ở 22/133 bệnh nhân, SAR- CoV-2 vẫn được phát hiện trong đờm hoặc phân (tương ứng lên đến 39 và 13 ngày) sau khi bệnh phẩm hầu họng âm tính (Chen 2020).

Cho đến khi có bằng chứng trái ngược, không nên loại trừ khả năng lây truyền qua đường phân-miệng. Các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt phải được tuân thủ khi xử lý phân của bệnh nhân bị nhiễm virus corona. Nước thải từ bệnh viện cũng cần được khử trùng đúng (Yeo 2020). May mắn thay, thuốc sát trùng và chất khử trùng như ethanol hoặc thuốc tẩy có hiệu quả tốt đối với virus corona ở người (Geller 2012). Trong dịch SARS-CoV năm 2003, SARS-CoV đã được chứng minh có thể sống sót trong 14 ngày ở 4°C và trong 2 ngày ở 20°C (Wang XW 2005), các điều kiện môi trường có thể góp phần vào sự lây truyền của virus.

Chế phẩm của máu

SARS-CoV-2 hiếm khi được phát hiện trong máu (Wang W 2020, Wolfel 2020). Sau khi sàng lọc 2.430 máu hiến tặng trong thời gian thực (1.656 mẫu tiểu cầu và 774 mẫu máu toàn phần), các tác giả từ Vũ Hán đã tìm thấy các mẫu huyết tương dương tính với RNA virus từ 4 người bệnh không triệu chứng (Chang 2020). Hiện vẫn chưa rõ liệu phát hiện được RNA virus có nghĩa là đã mắc bệnh hay không.

Trong một nghiên cứu của Hàn Quốc gồm bảy người hiến máu không triệu chứng sau đó được xác định mắc COVID-19. Không ai trong số 9 người nhận tiểu cầu hoặc hồng cầu dương tính với RNA SARS-CoV-2 (Kwon 2020). Cần có thêm các thông tin trước khi khẳng định truyền máu của bệnh nhân COVID-19 là an toàn.

Lây truyền qua đường tình dục

Vẫn chưa biết liệu lây truyền đơn thuần qua đường tình dục có khả năng gây bệnh hay không. Lây nhiễm qua vật trung gian và giọt bắn từ đường hô hấp trong lúc quan hệ tình dục được cho có nhiều khả năng hơn.

Chó và mèo

SARS-CoV-2 có thể truyền cho mèo và chó. Khi được tiêm SARS-CoV-2, ba con mèo đã truyền virus cho ba con mèo khác. Không con mèo nào có triệu chứng, nhưng tất cả virus không còn trong 4 đến 5 ngày và hiệu giá kháng thể được phát hiện vào ngày thứ 24 (Halfmann 2020). Ở một nghiên cứu khác, hai trong số mười lăm con chó từ các gia đình có người mắc COVID-19 ở Hồng Kông được phát hiện mắc bệnh. Trình tự di truyền của virus từ hai con chó giống hệt virus tương ứng với từng người (Sit 2020). Vẫn còn quá sớm để biết chó và mèo có phải là vật chủ trung gian tiềm ẩm trong chuỗi lây truyền người–thú cưng–người hay không.

Yếu tố lây truyền

Lây truyền virus từ người này sang người khác phụ thuộc vào bốn yếu tố sau:

  1. Bản chất của virus;
  2. Bản chất của vật/ đường truyền;
  3. Bản chất của đối tượng cảm thụ (người sẽ bị mắc bệnh)
  4. Hoàn cảnh lây truyền;

Virus

Để tiếp tục tồn tại và tiến hóa, tất cả các virus phải vượt qua hàng loạt chướng ngại. Đầu tiên chúng phải gắn vào tế bào; hợp nhất với màng tế bào; giải phóng axit nucleic vào bên trong; tạo ra các bản sao của chính nó; và một số bản sao thoát ra khỏi tế bào để lây nhiễm những tế bào khác. Ngoài ra, virus ở đường hô hấp phải làm cho vật chủ bị ho và hắt hơi thì chúng mới trở lại được môi trường bên ngoài. Lý tưởng nhất là điều này xảy ra trước khi vật chủ biết được họ đã mắc bệnh. Điều này thật đáng kinh ngạc vì SARS-CoV-2 giống như một đoạn mã máy tính hơn là một sinh vật sống in sensu strictu (30.000 cặp bazơ DNA của nó chỉ là mã di truyền thứ 100.000 trong bộ gen của con người). Điều này không thể ngăn cản virus phát triển mạnh mẽ:

  • Nó gắn vào thụ thể của enzyme chuyển angiotensin 2 (ACE2) của con người (Zhou 2020), enzyme này không chỉ xuất hiện ở niêm mạc mũi họng và hầu họng, mà còn trong các tế bào phổi, như các tế bào phế nang loại II. Nhờ vậy, SARS-CoV-2 phổi hợp cả 2 đặc tính, tốc độ lây lan cao của virus corona NL63 thông thường (nhiễm trùng đường hô hấp trên) và mức độ nặng của bệnh SARS năm 2003 (đường hô hấp dưới);
  • Thời gian ủ bệnh tương đối dài khoảng 5 ngày (cúm chỉ có 1-2 ngày), từ đó giúp virus có nhiều thời gian để lây truyền hơn.
  • Người lành mang bệnh là một yếu tố lây truyền.

Như đã đề cập ở trên, SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong nhiều ngày (van Doremalen 2020). Những yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của virus ở bên ngoài cơ thể người sẽ được thảo luận dưới đây (trang 87).

Các yếu tố quyết định về virus học ít nhiều ảnh hưởng đến sự lây truyền thành công của virus SAR-CoV-2 vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Người truyền bệnh

Sự lây nhiễm dường như đạt đỉnh hoặc trước khi khởi phát triệu chứng (He X 2020), với khoảng một nửa các trường hợp mắc thứ phát có thể bị lây nhiễm trong giai đoạn trước khi có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 5 ngày (Lauer 2020, Li 2020, Zhang J 2020, Pung 2020), giống với virus gây ra dịch SARS hoặc MERS (Virlogeux 2016). Hầu hết người mắc bệnh có triệu chứng sẽ khởi phát triệu chứng trong vòng 14 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, rất hiếm có ngoại lệ (Bai Y 2020).

Hiện tại vẫn chưa thực sự rõ về mối tương quan giữa lây truyền SARS-CoV-2 với các đặc điểm của người truyền bệnh:

  • Độ nặng của triệu chứng;
  • Nồng độ virus ở đường hô hấp trên và dưới;
  • RNA của SARS-CoV-2 trong huyết thanh;
  • Trong tương lai: tải lượng virus sẽ giảm khi được điều trị thuốc (như ở những người được điều trị HIV) [Cohen 2011, Cohen 2016, LeMessurier 2018])

Tương quan giữa sự lây nhiễm SARS-CoV-2 với tình trạng siêu lây nhiễm còn chưa được xác định rõ ràng ở người bệnh. Không rõ lý do tại sao một số người – được gọi là siêu lây nhiễm – có khả năng lây nhiễm rất đáng kể cho hàng chục hoặc hàng trăm người, có thể bởi vì họ thở ra nhiều hạt hơn những người khác khi nói chuyện (Asadi 2019), la hét, ho hoặc hắt hơi.

Sự lây truyền xảy ra nhiều hơn khi người bệnh có ít hoặc không có triệu chứng. Lây nhiễm không triệu chứng của SARS-CoV-2 đã được ghi nhận xuất hiện sau vài tuần từ khi đại dịch bắt đầu (Bai Y 2020) – được xem như là gót chân Achilles của đại dịch COVID-19 (Gandhi 2020). Khi đợt bùng phát xuất hiện tại một cơ sở điều dưỡng, tỷ lệ người bệnh không triệu chứng có thể lên đến 50% ở giai đoạn sớm (Arons 2020); tuy nhiên đa số sau đó sẽ xuất hiện một số triệu chứng. Điều quan trọng là tải lượng virus SARS-CoV-2 ở những người có triệu chứng điển hình và không điển hình tương đương với những người không có hoặc có rất ít triệu chứng. 17 trong số 24 mẫu bệnh phẩm (71%) từ những người tiền triệu chứng có thể nuôi cấy được virus sau 1 đến 6 ngày trước khi khởi phát triệu chứng (Arons 2020), gợi ý SARS-CoV-2 có thể được thải ra với nồng độ cao trước khi khởi phát triệu chứng. Người ta cho rằng khoảng 50% trường hợp lây nhiễm xảy ra thông qua lây truyền tiền triệu chứng (He X 2020).

Mức độ đóng góp của trẻ em vào sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng là chưa rõ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp. Sự non nớt của hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh có thể làm thay đổi hậu quả khi mắc virus và được cho là góp phần gây ra các đợt nhiễm cúm hoặc nhiễm virus hợp bào hô hấp nặng ở lứa tuổi này (Tregoning 2010). Mãi cho đến bây giờ, có một sự vắng mặt đáng ngạc nhiên của các số liệu về bệnh nhi mắc COVID-19, điều này khiến các bác sĩ lâm sàng, nhà dịch tễ học và nhà khoa học bối rối (Kelvin 2020). Việc phát hiện ra Hội Chứng Viêm Đa Hệ Ở Trẻ Em (PIMS) trong nhiễm SARS-CoV-2 (Verdoni 2020, Viner 2020, ECDC ngày 15 tháng 5 năm 2020)  đã gây ngạc nhiên, thực tế là trẻ em dễ bị lây nhiễm SARS-CoV-2 nhưng thường không có tình trạng nổi bật làm tăng khả năng trở thành nguồn lây nhiễm quan trọng và khuếch tán virus trong cộng đồng. Thật là một nhu cầu cấp thiết trong việc điều tra thêm vai trò của trẻ em trong chuỗi lây truyền SARS-CoV-2 (Kelvin 2020).

SARS-CoV-2 có khả năng truyền cao, nhưng trong hoàn cảnh phù hợp và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể đạt được trạng thái không lây nhiễm. Trong một báo cáo, không có bằng chứng lây truyền cho 16 người có tiếp xúc gần, trong số đó có 10 người có nguy cơ cao, từ một bệnh nhân mắc bệnh nhẹ và xét nghiệm dương tính lên đến 18 ngày sau khi chẩn đoán (Scott 2020).

Đối tượng cảm thụ

Khi phơi nhiễm với SARS-CoV-2, virus có thể bám vào các tế bào của đường hô hấp trên hoặc dưới của người bệnh. Nhiều cơ chế xâm nhập tế bào của SARS-CoV-2 đã được chứng minh góp phần vào sự trốn tránh miễn dịch, lây nhiễm tế bào và lan truyền rộng rãi của SARS-CoV-2 (Shang J 2020). (Cơ chế bệnh sinh của COVID-19 sẽ được thảo luận trong chương Tài liệu tham khảo COVID riêng biệt.) Tính nhạy cảm đối với SARS-CoV-2 có thể bị ảnh hưởng bởi kiểu gen của vật chủ (Williams 2020). Điều này có thể giải thích tỷ lệ cao mắc COVID-19 nặng ở nam giới (Piccininni 2020) và quá trình bệnh giống nhau ở một số cặp song sinh ở Anh (The Guardian, ngày 5 tháng 5 năm 2020).

Một tỷ lệ lớn người bệnh có huyết thanh SARS-CoV-2 chứa các tế bào T phản ứng với virus. Điều này được giải thích là do sự phơi nhiễm trước đó với các loại virus corona khác (các loại virus corona cảm lạnh thông thường) có protein rất giống với SARS-CoV-2. Hiện vẫn chưa rõ liệu các tế bào T phản ứng chéo này có mang lại khả năng bảo vệ hay không, có nguy hiểm hoặc thậm chí khả năng gây hại nếu ai đó có các tế bào này bị nhiễm SARS-CoV-2 (Braun 2020, Grifoni 2020).

Kiểu gen “đúng” có thể không đủ trong trường hợp có sự phơi nhiễm lớn, ví dụ nhiều người mắc bệnh và, nhiễm nhiều lần có thể xảy ra, ví dụ trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe bị quá tải trong thời gian đầu của đại dịch. Kiến thức từ các bệnh truyền nhiễm khác cho thấy tải lượng virus có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh. Mặc dù bằng chứng còn hạn chế nhưng tỷ lệ mắc cao ở các nhân viên y tế được cho là do tiếp xúc thường xuyên hơn với bệnh nhân mắc bệnh và với chất bài tiết có tải lượng virus cao (Little 2020).

Hoàn cảnh lây truyền

Hoàn cảnh lây truyền, ví dụ, nơi thực sự xảy ra sự lây truyền SARS-CoV-2, là yếu tố cuối cùng trong chuỗi liên tiếp các yếu tố dẫn đến sự lây nhiễm ở một cá thể. Mật độ dân số cao tạo điều kiện cho dịch bệnh lan rộng mạnh mẽ (xem thêm chương Dịch tễ học, Các diểm nóng lây truyền, trang 20) là yếu tố chính để lan truyền SARS-CoV-2 trên diện rộng.

Các sự kiện siêu lây nhiễm

Sự lây truyền của SARS-CoV và MERS-CoV cũng xảy ra ở quy mô lớn qua các sự kiện siêu lây nhiễm (Peiris 2004, Hui 2018). Trong nhiều năm, siêu lây nhiễm đã được công nhận là một đặc điểm thông thường của sự lây lan dịch bệnh (Lloyd-Smith 2005). Một nhóm tác giả cho rằng 80% lây truyền thứ phát có thể chỉ do một phần nhỏ người mắc bệnh gây ra (khoảng 10%). Một giá trị được gọi là hệ số phân tán (k) được dùng để mô tả hiện tượng này. K càng thấp, sự lây truyền xảy ra càng nhiều chỉ do một số ít người (Kupferschmidt 2020). Trong khi SARS được ước tính có k là 0,16 (Lloyd-Smith 2005) và MERS là 0,25, thì ngược lại trong đại dịch cúm năm 1918, k chỉ xấp xỉ bằng 1, cho thấy các chum bệnh đóng vai trò ít hơn (Endo 2020). Đối với đại dịch SARS-CoV-2, hệ số phân tán (k) hiện được cho là cao hơn so với SARS và thấp hơn so với cúm (Endo 2020, Miller 2020, On Kwok 2020).

Ví dụ về các chùm bệnh SARS-CoV-2 đã được liên hệ với một loạt các yếu tố ở điều kiện trong nhà (Leclerc 2020). Trong 318 chùm bệnh gồm ba hoặc nhiều trường hợp liên quan đến 1245 ca mắc, chỉ có một ổ dịch duy nhất bắt nguồn từ môi trường bên ngoài (Qian H 2020). Trong một nghiên cứu, tỷ lệ trường hợp tiên phát lây truyền COVID-19 trong môi trường kín cao hơn khoảng 20 lần so với môi trường bên ngoài (Nishiura 2020).

Các cụm lây truyền, một phần được liên kết với các sự kiện siêu lây lan, đã được báo cáo kể từ khi đại dịch SARS-CoV-2 bắt đầu:

  • Cuộc họp kinh doanh, miền Nam nước Đức, 20-21 tháng 1 (Rothe 2020)
  • Tàu du lịch, Yokohoma, Nhật Bản, ngày 4 tháng 2 February (Rocklov 2020)
  • Hội họp nhà thờ, Daegu, Hàn Quốc, 9 và 16 tháng 2 (Kim 2020)
  • Hoạt động tôn giáo, Mulhouse, Pháp, 17-24 tháng 2 (Kuteifan 2020)
  • Cuộc họp hội đồng cố vấn, Munich, Đức, 20-21 (Hijnen 2020)
  • Cơ sở điều dưỡng, Quận King, Washington, 28 tháng 2 (McMichael 2020)
  • Tàu sân bay: Theodor Rossevelt (The Guardian) + Charles-de-Gaulle, March (Le Monde)

Nhiệt độ và khí hậu

Một yếu tố khác vẫn chưa được hiểu rõ là nhiệt độ xung quanh và độ ẩm môi trường.

2003: SARS-CoV. Sự truyền của virus corona có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố, bao gồm cả khí hậu (Hemmes 1962). Nhìn lại đại dịch SARS năm 2003, chúng tôi thấy rằng sự ổn định của virus SARS-CoV, phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Một nghiên cứu từ Hồng Kông, Quảng Châu, Bắc Kinh và Thái Nguyên, Sơn Tây cho thấy rằng dịch SARS bùng phát vào năm 2002/2003 có liên quan đáng kể đến nhiệt độ môi trường. Nghiên cứu cung cấp một số bằng chứng cho thấy khả năng tái phát dịch SARS vào mùa xuân cao hơn so với mùa thu và mùa đông (Tan 2005). Có bằng chứng chỉ ra rằng SARS-CoV tồn tại tới hơn 5 ngày ở nhiệt độ 22-25°C và độ ẩm tương đối 40-50%, đây là môi trường điều hòa điển hình (Chan KH 2011). Tuy nhiên, khả năng sống sót giảm sau 24 giờ ở 38°C và độ ẩm tương đối 80- 90%. Sự ổn định của virus SARS tốt hơn trong môi trường nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp có thể tạo điều kiện cho sự lây lan ở các khu vực cận nhiệt đới (như Hồng Kông) trong mùa xuân và trong môi trường điều hòa. Nó cũng có thể giải thích tại sao một số quốc gia châu Á ở vùng nhiệt đới (như Malaysia, Indonesia hoặc Thái Lan) có nhiệt độ cao và môi trường độ ẩm tương đối không có dịch SARS trong cộng đồng. (Chan KH 2011)

2020: SARS-CoV-2. Hiện vẫn chưa rõ liệu có hay không và ở mức độ nào yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự tồn tại của virus bên ngoài cơ thể và ảnh hưởng đến dịch địa phương. SARS-CoV-2 không dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ phòng và bị làm khô như các loại virus khác, ví dụ như virus herpes. Một nghiên cứu được đề cập ở trên cho thấy SARS-CoV-2 có thể được phát hiện dưới dạng khí dung (trong không khí) lên đến ba giờ, trên các tấm các-tông lên đến 24 giờ và trên nhựa và thép không từ hai đến ba ngày (van Doremalen 2020).

Một vài nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thấp có thể làm tăng khả năng truyền bệnh của SARS-CoV-2 (Triplett 2020; Wang 2020b, Tobías 2020) và sự xuất hiện mùa hè ở bán cầu Bắc có thể làm giảm sự lây truyền của COVID-19. Mối liên quan có thể có về tỷ lệ mắc COVID-19 với cả 2 yếu tố giảm bức xạ mặt trời và tăng mật độ dân số đã được bàn luận (Guasp 2020). Có báo cáo cho rằng ánh sáng mặt trời mô phỏng nhanh chóng làm bất hoạt SARS-CoV-2 lơ lửng trong nước bọt mô phỏng hoặc môi trường nuôi cấy và sấy khô trên các tấm thép không gỉ mà không thấy sự phân rã đáng kể trong bóng tối hơn 60 phút (Ratnesar-Shumate 2020). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác kết luận rằng sự lây nhiễm có khả năng duy trì ở mức cao ngay cả khi nhiệt độ ấm hơn (Sehra 2020). Cụ thể là dịch bệnh hiện nay ở Brazil và Ấn Độ – những quốc gia có nhiệt độ cao – nên dấy lên hy vọng rằng COVID “có thể biến mất như một phép màu”. Chỉ riêng yếu tố mùa hè ấm và ẩm cũng đã gây khó khăn trong việc hạn chế các đợt bùng phát mới (Luo 2020, Baker 2020, Collins 2020).

Quan điểm của tác giả

Chưa đầy 6 tháng từ khi đại dịch SARS-CoV-2 xảy ra lần đầu tiên ở Trung Quốc, động lực lây truyền bệnh đang được chú trọng.

Dường như có một tỷ lệ lớn (tới 80%?) sự lây truyền thứ phát được gây ra bởi một phần nhỏ các cá thể bị nhiễm bệnh (thấp đến 10%?; Endo 2020); nếu điều này là đúng thì càng có nhiều người thuộc cùng một nhóm, và khả năng cao là sự siêu lan nhiễm cũng là 1 phần của nhóm này.

Dường như lây qua khí dung đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền virus SARS-CoV-2 (Prather 2020); nếu điều này là đúng, thì việc xây dựng một bức tường bao quanh nhóm người này và đặt trần nhà phía trên sẽ tăng khả năng nhiễm SARS-CoV-2.

Cuối cùng có vẻ la hét và nói lớn phát ra hàng ngàn giọt bắn mỗi giây, và có thể tồn tại trong không khí trong vài phút (Anfinrud 2020, Stadnytskyi 2020, Chao 2020, Asadi 2019); nếu điều này đúng, thì việc tạo ra tiếng ồn (máy móc, âm nhạc) xung quanh một nhóm người trong môi trường kín sẽ tạo ra sự kiện siêu lây nhiễm hoàn hảo.

Trong những tháng tới, cộng đồng khoa học sẽ cố gắng và

  • Xác định chính xác vai trò của khí dung trong sự lây nhiễm SARS-CoV-2;
  • Làm sáng tỏ những bí ẩn của hiện tượng siêu lây nhiễm;
  • Nâng cao hiểu biết về các yếu tố của vật chủ liên quan đến việc “gieo giống” thành công trong quá trình lây nhiễm SARS-CoV-2;
  • Làm rõ vai trò của trẻ em trong sự lây truyền virus ở cấp độ cộng đồng;
  • Tiếp tục mô tả các điều kiện mà trong đó mọi người được phép tập hợp thành các nhóm lớn;

Nếu không có vắc-xin, sẽ không ai có thể trở lại cuộc sống “bình thường” như trước năm 2020. Phương pháp hứa hẹn nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng virus corona là một loại vắc-xin hiệu quả có thể được tạo ra một cách an toàn và đủ khả năng cung cấp cho hàng tỷ người. Hàng ngàn nhà nghiên cứu đang làm việc suốt ngày đêm mà động lực của họ là vì sự nổi tiếng (trở thành Dr. Salk tiếp theo?) và tiền bạc (trở thành Scrooge McDuck tiếp theo?). Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, không có gì đảm bảo chúng ta có thể phát triển thành công vắc-xin COVID-19 (Piot 2020, được trích dẫn bởi Draulens). Cho đến khi có sẵn vắc-xin trên toàn thế giới, kế hoạch phòng ngừa khả thi duy nhất là áp dụng giãn cách vật lí (Kissler 2020), xét nghiệm với cường độ cao, cách ly các trường hợp mắc bệnh, truy vết tiếp xúc, kiểm dịch (Ferretti 2020) và cuối cùng (nhưng không thể không nhắc đến) là phong tỏa các khu nghỉ dưỡng, cũng như các khu vực nghi ngờ.

Tài liệu tham khảo

AM Zaki, S van Boheemen, TM Bestebroer, et al. Isolation of a novel coronavirus from a man with pneumonia in Saudi Arabia. N Engl J Med 2012; 367:1814-1820. PubMed: https://pubmed.gov/23075143. Fulltext: https://doi.org/10.1056/nejmoa1211721

Anderson EL, Turnham P, Griffin JR, Clarke CC. Consideration of the Aerosol Transmission for COVID-19 and Public Health. Risk Anal. 2020 May;40(5):902-907. PubMed: https://pubmed.gov/32356927. Full-text: https://doi.org/10.1111/risa.13500

Anfinrud P, Stadnytskyi V, Bax CE, Bax A. Visualizing Speech-Generated Oral Fluid Droplets with Laser Light Scattering. N Engl J Med. 2020 Apr 15. PubMed: https://pubmed.gov/32294341. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMc2007800

Arons MM, Hatfield KM, Reddy SC, et al. Presymptomatic SARS-CoV-2 Infections and Transmission in a Skilled Nursing Facility. N Engl J Med. 2020 Apr 24. PubMed: https://pubmed.gov/32329971 . Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa2008457

Arwady MA, Bawo L, Hunter JC, et al. Evolution of ebola virus disease from exotic infection to global health priority, Liberia, mid-2014. Emerg Infect Dis. 2015 Apr;21(4):578-84. PubMed: https://pubmed.gov/25811176. Full-text: https://doi.org/10.3201/eid2104.141940

Asadi S, Wexler AS, Cappa CD, Barreda S, Bouvier NM, Ristenpart WD. Aerosol emission and superemission during human speech increase with voice loudness. Sci Rep. 2019 Feb 20;9(1):2348. PubMed: https://pubmed.gov/30787335. Full-text: https://doi.org/10.1038/s41598-019-38808-z

Baeten JM, Kahle E, Lingappa JR, et al. Genital HIV-1 RNA predicts risk of heterosexual HIV-1 transmission. Sci Transl Med. 2011 Apr 6;3(77):77ra29. PubMed: https://pubmed.gov/21471433. Full-text: https://doi.org/10.1126/scitranslmed.3001888

Baggett TP, Keyes H, Sporn N, Gaeta JM. Prevalence of SARS-CoV-2 Infection in Residents of a Large Homeless Shelter in Boston. JAMA. 2020 Apr 27. pii: 2765378. PubMed: https://pubmed.gov/32338732. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.6887

Baker RE, Yang W, Vecchi GA, Metcalf CJE, Grenfell BT. Susceptible supply limits the role of climate in the early SARS-CoV-2 pandemic. Science. 2020 May 18:eabc2535. PubMed: https://pubmed.gov/32423996. Full-text: https://doi.org/10.1126/science.abc2535

Bai Y, Yao L, Wei T, et al. Presumed Asymptomatic Carrier Transmission of COVID-19. JAMA. 2020 Feb 21. PubMed: https://pubmed.gov/32083643. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.2565 ^

Bao L, Gao H, Deng W, et al. Transmission of SARS-CoV-2 via close contact and respiratory droplets among hACE2 mice. J Inf Dis 2020, May 23. Full-text:  https://doi.org/10.1093/infdis/jiaa281

Bi Q, Wu Y, Mei S, et al. Epidemiology and transmission of COVID-19 in 391 cases and 1286 of their close contacts in Shenzhen, China: a retrospective cohort study. Lancet Infect Dis. 2020 Apr 27. pii: S1473-3099(20)30287-5. PubMed: https://pubmed.gov/32353347. Full-text: https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30287-5

Bin SY, Heo JY, Song MS, et al. Environmental Contamination and Viral Shedding in MERS Patients During MERS-CoV Outbreak in South Korea. Clin Infect Dis. 2016 Mar 15;62(6):755-60. PubMed: https://pubmed.gov/26679623. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/civ1020

Bourouiba L. Turbulent Gas Clouds and Respiratory Pathogen Emissions: Potential Implications for Reducing Transmission of COVID-19. JAMA. 2020 Mar 26. pii: 2763852. PubMed: https://pubmed.gov/32215590. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.4756

Braun J, Loyal L, Frentsch, M, et al. Presence of SARS-CoV-2-reactive T cells in COVID-19 patients and healthy donors. medRxiv 22 April 2020. Full-text: https://doi.org/10.1101/2020.04.17.20061440 (accessed 2 June 2020)

Cai J, Sun W, Huang J, Gamber M, Wu J, He G. Indirect Virus Transmission in Cluster of COVID-19 Cases, Wenzhou, China, 2020. Emerg Infect Dis. 2020 Mar 12;26(6). PubMed: https://pubmed.gov/32163030. Fulltext: https://doi.org/10.3201/eid2606.200412

CDC 200311. Centers for Disease Control and Prevention. Nursing home care. March 11, 2016. https://www.cdc.gov/nchs/fastats/nursing-home-care.htm (accessed 12 May 2020

CDC 200403. Centers for Disease Control and Prevention. Use of cloth face coverings to help slow the spread of COVID-19. April 3, 202. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/cloth-face-cover.html (accessed 12 May 2020)

Cenziper D, Jacobs J, Mulcahy S. Nearly 1 in 10 nursing homes nationwide report coronavirus cases. Washington Post. April 20, 2020. https://www.washingtonpost.com/business/2020/04/20/nearly-one-10-nursing-homes-nationwide-report-coronavirus-outbreaks (accessed 12 May 2020)

Chan JF, Yuan S, Kok KH, et al. A familial cluster of pneumonia associated with the 2019 novel coronavirus indicating person-to-person transmission: a study of a family cluster. Lancet. 2020 Feb 15;395(10223):514-523. PubMed: https://pubmed.gov/31986261. Fulltext: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30154-9

Chan JF, Yuan S, Zhang AJ, et al. Surgical mask partition reduces the risk of non-contact transmission in a golden Syrian hamster model for Coronavirus Disease 2019 (COVID-19). Clin Infect Dis. 2020 May 30. PubMed: https://pubmed.gov/32472679 . Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa644

Chan KH, Peiris JS, Lam SY, Poon LL, Yuen KY, Seto WH. The Effects of Temperature and Relative Humidity on the Viability of the SARS Coronavirus. Adv Virol. 2011;2011:734690. PubMed: https://pubmed.gov/22312351. Full-text: https://doi.org/10.1155/2011/734690

Chappell JD, Dermody TS. Biology of Viruses and Viral Diseases. In: Bennett JE, Dolin R, Blaser MJ (2019). Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases, p. 1795. Elsevier Inc. https://expertconsult.inkling.com/read/bennett-mandell-douglas-principle-practice-infect-diseases-9e/chapter-131/biology-of-viruses-and-viral

Chen H, Guo J, Wang C, et al. Clinical characteristics and intrauterine vertical transmission potential of COVID-19 infection in nine pregnant women: a retrospective review of medical records. Lancet. 2020 Mar 7;395(10226):809-815. PubMed: https://pubmed.gov/32151335. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30360-3

Cheng HY, Jian SW, Liu DP, Ng TC, Huang WT, Lin HH; Taiwan COVID-19 Outbreak Investigation Team. Contact Tracing Assessment of COVID-19 Transmission Dynamics in Taiwan and Risk at Different Exposure Periods Before and After Symptom Onset. JAMA Intern Med. 2020 May 1:e202020. PubMed: https://pubmed.gov/32356867. Full-text: https://doi.org/10.1001/jamainternmed.2020.2020

Cheng PK, Wong DA, Tong LK, et al. Viral shedding patterns of coronavirus in patients with probable severe acute respiratory syndrome. Lancet. 2004 May 22;363(9422):1699-700. PubMed: https://pubmed.gov/15158632. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(04)16255-7

Chu DK, Akl EA, Duda S, et al. Physical distancing, face masks, and eye protection to prevent person-to-person transmission of SARS-CoV-2 and COVID-19: a systematic review and meta-analysis. The Lancet, June 1. Full-text: https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)31142-9/fulltext

Cohen MS, Chen YQ, McCauley M, et al. Antiretroviral Therapy for the Prevention of HIV-1 Transmission. N Engl J Med. 2016 Sep 1;375(9):830-9. PubMed: https://pubmed.gov/27424812. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa1600693

Cohen MS, Chen YQ, McCauley M, et al. Prevention of HIV-1 infection with early antiretroviral therapy. N Engl J Med. 2011 Aug 11;365(6):493-505. PubMed: https://pubmed.gov/21767103. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa1105243

Collins F. Will Warm Weather Slow Spread of Novel Coronavirus? NIH Director’s Blog, 2 June 2020. Full-text: https://directorsblog.nih.gov/2020/06/02/will-warm-weather-slow-spread-of-novel-coronavirus

Correia G, Rodrigues L, Gameiro da Silva M, Goncalves T. Airborne route and bad use of ventilation systems as non-negligible factors in SARS-CoV-2 transmission. Med Hypotheses. 2020 Apr 25;141:109781. PubMed: https://pubmed.gov/32361528. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.mehy.2020.109781

Cowling BJ, Ali ST, Ng TWY, et al. Impact assessment of non-pharmaceutical interventions against coronavirus disease 2019 and influenza in Hong Kong: an observational study. Lancet Public Health. 2020 Apr 17. PubMed: https://pubmed.gov/32311320. Full-text: https://doi.org/10.1016/S2468-2667(20)30090-6

Cyranoski D. Profile of a killer: the complex biology powering the coronavirus pandemic. Nature. 2020 May;581(7806):22-26. PubMed: https://pubmed.gov/32367025. Full-text: https://doi.org/10.1038/d41586-020-01315-7

Davanzo R, Moro G, Sandri F, Agosti M, Moretti C, Mosca F. Breastfeeding and coronavirus disease-2019: Ad interim indications of the Italian Society of Neonatology endorsed by the Union of European Neonatal & Perinatal Societies. Matern Child Nutr. 2020 Apr 3:e13010. PubMed: https://pubmed.gov/32243068. Full-text: https://doi.org/10.1111/mcn.13010

Davanzo R, Mosca F, Moro G, Sandri F, Agosti M. Allattamento e gestione del neonato in corso di pandemia da SARS-CoV-2 – Indicazioni ad interim della Società Italiana di Neonatologia (SIN); Versione 3. Società Italiana di Neonatologia. 2020b May 10. Full-text (Italian): https://www.sin-neonatologia.it/wp-content/uploads/2020/03/SIN.COVID19-10-maggio.V3-Indicazioni-1.pdf

Dong L, Tian J, He S, et al. Possible Vertical Transmission of SARS-CoV-2 From an Infected Mother to Her Newborn. JAMA. 2020 Mar 26. pii: 2763853. PubMed: https://pubmed.gov/32215581. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.4621

Draulens D: ‘Finally, a virus got me.’ Scientist who fought Ebola and HIV reflects on facing death from COVID-19. Science Magazine News, 8 May (accessed 12 May): https://www.sciencemag.org/news/2020/05/finally-virus-got-me-scientist-who-fought-ebola-and-hiv-reflects-facing-death-covid-19

EACS. European AIDS Clinical Society. EACS Guidelines 10.0, November 2019. Full-text: https://www.eacsociety.org/guidelines/eacs-guidelines/eacs-guidelines.html (accessed 22 May 2020)

Earhart KC, Beadle C, Miller LK, et al. Outbreak of influenza in highly vaccinated crew of U.S. Navy ship. Emerg Infect Dis. 2001 May-Jun;7(3):463-5. PubMed: https://pubmed.gov/11384530. Full-text: https://wwwnc.cdc.gov/eid/article/7/3/01-7320_article

ECDC 15 May 2020. Rapid risk assessment: Paediatric inflammatory multisystem syndrome and SARS -CoV-2 infection in children (accessed 18 May 2020). Full-text: https://www.ecdc.europa.eu/en/publications-data/paediatric-inflammatory-multisystem-syndrome-and-SARS-CoV-2-rapid-risk-assessment

ECDC 2020. Q & A on COVID-19. Web page:  https://www.ecdc.europa.eu/en/covid-19/questions-answers (accessed 15 May 2020).

Endo A, Centre for the Mathematical Modelling of Infectious Diseases COVID-19 Working Group, Abbott S et al. Estimating the overdispersion in COVID-19 transmission using outbreak sizes outside China. Wellcome Open Res 2020, 5:67. Full-text: https://doi.org/10.12688/wellcomeopenres.15842.1

Fan C, Lei D, Fang C, et al. Perinatal Transmission of COVID-19 Associated SARS-CoV-2: Should We Worry? Clin Infect Dis. 2020 Mar 17. pii: 5809260. PubMed: https://pubmed.gov/32182347. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa226

Fauci AS, Morens DM. Zika Virus in the Americas–Yet Another Arbovirus Threat. N Engl J Med. 2016 Feb 18;374(7):601-4. PubMed: https://pubmed.gov/26761185. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMp1600297

Ferrazzi E, Frigerio L, Savasi V, et al. Vaginal delivery in SARS-CoV-2 infected pregnant women in Northern Italy: a retrospective analysis. BJOG. 2020 Apr 27. PubMed: https://pubmed.gov/32339382. Full-text: https://doi.org/10.1111/1471-0528.16278

Ferretti L, Wymant C, Kendall M, et al. Quantifying SARS-CoV-2 transmission suggests epidemic control with digital contact tracing. Science. 2020 May 8;368(6491). pii: science.abb6936. PubMed: https://pubmed.gov/32234805. Full-text: https://doi.org/10.1126/science.abb6936

Gámbaro F, Behillil S, Baidaliuk A et al. Introductions and early spread of SARS-CoV-2 in France. bioRxiv 24 April. Abstract: https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2020.04.24.059576v1

Gandhi M, Yokoe DS, Havlir DV. Asymptomatic Transmission, the Achilles´ Heel of Current Strategies to Control Covid-19. N Engl J Med. 2020 Apr 24. PubMed: https://pubmed.gov/32329972. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMe2009758

Gao R, Cao B, Hu Y, et al. Human infection with a novel avian-origin influenza A (H7N9) virus. N Engl J Med. 2013 May 16;368(20):1888-97. PubMed: https://pubmed.gov/23577628. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa1304459

Garner P. For 7 weeks I have been through a roller coaster of ill health, extreme emotions, and utter exhaustion. The BMJ Opinion, 5 May 2020. Full-text: https://blogs.bmj.com/bmj/2020/05/05/paul-garner-people-who-have-a-more-protracted-illness-need-help-to-understand-and-cope-with-the-constantly-shifting-bizarre-symptoms/ (accessed 16 May 2020)

Geller C, Varbanov M, Duval RE. Human coronaviruses: insights into environmental resistance and its influence on the development of new antiseptic strategies. Viruses. 2012 Nov 12;4(11):3044-68. PubMed: https://pubmed.gov/23202515. Full-text: https://doi.org/10.3390/v4113044

Ghinai I, McPherson TD, Hunter JC, et al. First known person-to-person transmission of severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2) in the USA. Lancet. 2020 Apr 4;395(10230):1137-1144. PubMed: https://pubmed.gov/32178768 . Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30607-3

Google. Coronavirus (COVID-19). Google News 2020. Web page: https://news.google.com/covid19/map (accessed 16 May 2020).

Gormley M, Aspray TJ, Kelly DA. COVID-19: mitigating transmission via wastewater plumbing systems. Lancet Glob Health. 2020 May;8(5):e643. PubMed: https://pubmed.gov/32213325. Full-text: https://doi.org/10.1016/S2214-109X(20)30112-1

Gray RH, Wawer MJ, Brookmeyer R, et al. Probability of HIV-1 transmission per coital act in monogamous, heterosexual, HIV-1-discordant couples in Rakai, Uganda. Lancet. 2001 Apr 14;357(9263):1149-53. PubMed: https://pubmed.gov/11323041. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(00)04331-2

Grifoni A, Weiskopf D, Ramirez SI, et al. Targets of T Cell Responses to SARS-CoV-2 Coronavirus in Humans with COVID-19 Disease and Unexposed Individuals. Cell. 2020 May 20:S0092-8674(20)30610-3. PubMed: https://pubmed.gov/32473127. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.cell.2020.05.015

Groß R, Conzelmann C, Müller JA, et al. Detection of SARS-CoV-2 in human breastmilk. Lancet. 2020 May 21. PubMed: https://pubmed.gov/32446324. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31181-8

Guardian (The). Genetics in focus after coronavirus deaths of siblings and twins. 5 May 2020. https://www.theguardian.com/world/2020/may/05/genetics-in-focus-after-coronavirus-deaths-of-siblings-and-twins (accessed 18 May 2020)

Guasp M, Laredo C, Urra X. Higher solar irradiance is associated with a lower incidence of COVID-19. Clin Infect Dis. 2020 May 19:ciaa575. PubMed: https://pubmed.gov/32426805. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa575

Haider N, Yavlinsky A, Simons D, et al. Passengers destinations from China: low risk of Novel Coronavirus (2019-nCoV) transmission into Africa and South America. Epidemiol Infect 2020;148: PubMed: https://pubmed.gov/32100667. Full-text: https://doi.org/10.1017/S0950268820000424

Halfmann PJ, Hatta M, Chiba S, et al. Transmission of SARS-CoV-2 in Domestic Cats. N Engl J Med. 2020 May 13. PubMed: https://pubmed.gov/32402157. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMc2013400

Hamner L, Dubbel P, Capron I, et al. High SARS-CoV-2 Attack Rate Following Exposure at a Choir Practice – Skagit County, Washington, March 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2020 May 15;69(19):606-610. PubMed: https://pubmed.gov/32407303. Full-text: https://doi.org/10.15585/mmwr.mm6919e6

He X, Lau EHY, Wu P, et al. Temporal dynamics in viral shedding and transmissibility of COVID-19. Nat Med. 2020 Apr 15. pii: 10.1038/s41591-020-0869-5. PubMed: https://pubmed.gov/32296168. Full-text: https://doi.org/10.1038/s41591-020-0869-5

Hemmes JH, Winkler KC, Kool SM. Virus survival as a seasonal factor in influenza and poliomylitis. Antonie Van Leeuwenhoek. 1962;28:221-33. PubMed: https://pubmed.gov/13953681. Full-text: https://doi.org/10.1007/BF02538737

Heymann DL, Chen L, Takemi K, et al. Global health security: the wider lessons from the west African Ebola virus disease epidemic. Version 2. Lancet. 2015 May 9;385(9980):1884-901. PubMed: https://pubmed.gov/25987157. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(15)60858-3

Hijnen D, Marzano AV, Eyerich K, et al. SARS-CoV-2 Transmission from Presymptomatic Meeting Attendee, Germany. Emerg Infect Dis. 2020 May 11;26(8). PubMed: https://pubmed.gov/32392125. Full-text: https://doi.org/10.3201/eid2608.201235

Huang C, Wang Y, Li X, et al. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China. Lancet. 2020 Feb 15;395(10223):497-506. PubMed: https://pubmed.gov/31986264. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30183-5

Hui DS, Azhar EI, Kim YJ, Memish ZA, Oh MD, Zumla A. Middle East respiratory syndrome coronavirus: risk factors and determinants of primary, household, and nosocomial transmission. Lancet Infect Dis. 2018 Aug;18(8):e217-e227. PubMed: https://pubmed.gov/29680581. Full-text: https://doi.org/10.1016/S1473-3099(18)30127-0

Ip DK, Lau LL, Leung NH, et al. Viral Shedding and Transmission Potential of Asymptomatic and Paucisymptomatic Influenza Virus Infections in the Community. Clin Infect Dis. 2017 Mar 15;64(6):736-742. PubMed: https://pubmed.gov/28011603. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciw841

Jassal M, Bishai WR. Extensively drug-resistant tuberculosis. Lancet Infect Dis. 2009 Jan;9(1):19-30. PubMed: https://pubmed.gov/18990610. Full-text: https://doi.org/10.1016/S1473-3099(08)70260-3

Jia JS, Lu X, Yuan Y. et al. Population flow drives spatio-temporal distribution of COVID-19 in China. Nature 2020. Full-text: https://www.nature.com/articles/s41586-020-2284-y#citeas

Jiang XL, Zhang XL, Zhao XN, et al. Transmission potential of asymptomatic and paucisymptomatic SARS-CoV-2 infections: a three-family cluster study in China. J Infect Dis. 2020 Apr 22. pii: 5823691. PubMed: https://pubmed.gov/32319519. Full-text: https://doi.org/10.1093/infdis/jiaa206

Jing QL, Liu MJ, Yuan J et al. Household Secondary Attack Rate of COVID-19 and Associated Determinants. MedRxiv 15 April 2020. Abstract: https://doi.org/10.1101/2020.04.11.20056010

Kamps BS, Hoffmann C, et al. Influenza Report. Flying Publisher 2006. http://www.InfluenzaReport.com  (accessed 20 May 2020).

Kamps BS, Hoffmann C, et al. SARS Reference. Flying Publisher 2003. http://www.SARSReference.com  (accessed 20 May 2020).

Kelvin AA, Halperin S. COVID-19 in children: the link in the transmission chain. Lancet Infect Dis. 2020 Mar 25. pii: S1473-3099(20)30236-X. PubMed: https://pubmed.gov/32220651. Full-text: https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30236-X

Kim S, Jeong YD, Byun JH, et al. Evaluation of COVID-19 epidemic outbreak caused by temporal contact-increase in South Korea. Int J Infect Dis. 2020 May 14. PubMed: https://pubmed.gov/32417246. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.ijid.2020.05.036

Kissler SM, Tedijanto C, Goldstein E, Grad YH, Lipsitch M. Projecting the transmission dynamics of SARS-CoV-2 through the postpandemic period. Science. 2020 Apr 14. pii: science.abb5793. PubMed: https://pubmed.gov/32291278. Full-text: https://doi.org/10.1126/science.abb5793

Korea Centers for Disease Control and Prevention. Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus Outbreak in the Republic of Korea, 2015. Osong Public Health Res Perspect. 2015 Aug;6(4):269-78. PubMed: https://pubmed.gov/26473095. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.phrp.2015.08.006

Kupferschmidt K. Why do some COVID-19 patients infect many others, whereas most don’t spread the virus at all? Science Magazine 19 May. Full-text: https://www.sciencemag.org/news/2020/05/why-do-some-covid-19-patients-infect-many-others-whereas-most-don-t-spread-virus-all (accessed 31 May 2020).

Kuteifan K, Pasquier P, Meyer C, Escarment J, Theissen O. The outbreak of COVID-19 in Mulhouse : Hospital crisis management and deployment of military hospital during the outbreak of COVID-19 in Mulhouse, France. Ann Intensive Care. 2020 May 19;10(1):59. PubMed: https://pubmed.gov/32430597. Full-text: https://doi.org/10.1186/s13613-020-00677-5

Leclerc QJ, Fuller NM, Knight LE, Funk S, CMMID COVID-19 Working Group, Knight GM. What settings have been linked to SARS-CoV-2 transmission clusters? Wellcome Open Res 2020, 5:83. Full-text: https://doi.org/10.12688/wellcomeopenres.15889.1

LeMessurier J, Traversy G, Varsaneux O, et al. Risk of sexual transmission of human immunodeficiency virus with antiretroviral therapy, suppressed viral load and condom use: a systematic review. CMAJ. 2018 Nov 19;190(46):E1350-E1360. PubMed: https://pubmed.gov/30455270. Full-text: https://doi.org/10.1503/cmaj.180311

Li Q, Guan X, Wu P, et al. Early Transmission Dynamics in Wuhan, China, of Novel Coronavirus-Infected Pneumonia. N Engl J Med 2020: PubMed: https://pubmed.gov/31995857.
Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa2001316

Li W, Zhang B, Lu J, et al. The characteristics of household transmission of COVID-19. Clin Infect Dis. 2020 Apr 17. pii: 5821281. PubMed: https://pubmed.gov/32301964. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa450

Little P, Read RC, Amlot R, et al. Reducing risks from coronavirus transmission in the home-the role of viral load. BMJ. 2020 May 6;369:m1728. PubMed: https://pubmed.gov/32376669. Full-text: https://doi.org/10.1136/bmj.m1728

Liu Y, Ning Z, Chen Y, et al. Aerodynamic analysis of SARS-CoV-2 in two Wuhan hospitals. Nature. 2020 Apr 27. PubMed: https://pubmed.gov/32340022 . Full-text: https://doi.org/10.1038/s41586-020-2271-3

Lloyd-Smith JO, Schreiber SJ, Kopp PE, Getz WM. Superspreading and the effect of individual variation on disease emergence. Nature. 2005 Nov 17;438(7066):355-9. PubMed: https://pubmed.gov/16292310. Full-text: https://doi.org/10.1038/nature04153.

McMichael TM, Currie DW, Clark S, et al. Epidemiology of Covid-19 in a Long-Term Care Facility in King County, Washington. N Engl J Med 28 March 2020.  Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa2005412.

Meselson M. Droplets and Aerosols in the Transmission of SARS-CoV-2. N Engl J Med. 2020 Apr 15. PubMed: https://pubmed.gov/32294374. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMc2009324

Miller D, Martin AM, Harel N, et al. Full genome viral sequences inform patterns of SARS-CoV-2 spread into and within Israel. medRxiv 22 May 2020. Full-text: https://doi.org/10.1101/2020.05.21.20104521

Morawska L, Cao J. Airborne transmission of SARS-CoV-2: The world should face the reality. Environ Int. 2020 Apr 10;139:105730. PubMed: https://pubmed.gov/32294574. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.envint.2020.105730

Morens DM, Fauci AS. Emerging infectious diseases: threats to human health and global stability. PLoS Pathog. 2013;9(7):e1003467. PubMed: https://pubmed.gov/23853589. Full-text: https://doi.org/10.1371/journal.ppat.1003467

Nishiura H, Linton NM, Akhmetzhanov AR. Serial interval of novel coronavirus (COVID-19) infections. Int J Infect Dis. 2020 Apr;93:284-286. PubMed: https://pubmed.gov/32145466. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.ijid.2020.02.060

Nishiura H, Oshitani H, Kobayashi T, et al. Closed environments facilitate secondary transmission of coronavirus disease 2019 (COVID-19). medRxiv 16 April. Full-text: https://doi.org/10.1101/2020.02.28.20029272

Normile D. ‘Suppress and lift’: Hong Kong and Singapore say they have a coronavirus strategy that works. Science Mag Apr 13, 2020. Full-text https://www.sciencemag.org/news/2020/04/suppress-and-lift-hong-kong-and-singapore-say-they-have-coronavirus-strategy-works

On Kwok K, Hin Chan HH, Huang Y, et al. Inferring super-spreading from transmission clusters of COVID-19 in Hong Kong, Japan and Singapore. J Hosp Infect. 2020 May 21:S0195-6701(20)30258-9. PubMed: https://pubmed.gov/32446721. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.jhin.2020.05.027

Ong SWX, Tan YK, Chia PY, et al. Air, Surface Environmental, and Personal Protective Equipment Contamination by Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) From a Symptomatic Patient. JAMA. 2020 Mar 4. pii: 2762692. PubMed: https://pubmed.gov/32129805. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.3227

ONS 200511. Office for National Statistics (UK). Which occupations have the highest potential exposure to the coronavirus (COVID-19)? 11 May 2020. Web page: https://bit.ly/2yF8DeJ (accessed 28 May 2020).

Ortega R, Gonzalez M, Nozari A, Canelli R. Personal Protective Equipment and Covid-19. N Engl J Med. 2020 May 19. PubMed: https://pubmed.gov/32427435. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMvcm2014809. Video: https://www.nejm.org/doi/do_file/10.1056/NEJMdo005771/NEJMdo005771_download.mp4

Park SY, Kim YM, Yi S, et al. Coronavirus Disease Outbreak in Call Center, South Korea. Emerg Infect Dis. 2020 Apr 23;26(8). PubMed: https://pubmed.gov/32324530. Full-text: https://doi.org/10.3201/eid2608.201274

Peiris JS, Guan Y, Yuen KY. Severe acute respiratory syndrome. Nat Med. 2004 Dec;10(12 Suppl):S88-97. PubMed: https://pubmed.gov/15577937. Full-text: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7096017/

Perlman S, McIntosh K. Coronaviruses, Including Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS) and Middle East Respiratory Syndrome (MERS). In: Bennett JE, Dolin R, Blaser MJ (2019). Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases, p. 2072. Elsevier Inc. https://expertconsult.inkling.com/read/bennett-mandell-douglas-principle-practice-infect-diseases-9e/chapter-155/coronaviruses-including-severe

Perlman S. Another Decade, Another Coronavirus. N Engl J Med. 2020 Feb 20;382(8):760-762. PubMed: https://pubmed.gov/31978944. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMe2001126

Piccininni M, Rohmann JL, Foresti L, Lurani C, Kurth T. Use of all cause mortality to quantify the consequences of covid-19 in Nembro, Lombardy: descriptive study. BMJ. 2020 May 14;369:m1835. PubMed: https://pubmed.gov/32409488. Full-text: https://doi.org/10.1136/bmj.m1835

Prather KA, Wang CC, Schooley RT. Reducing transmission of SARS-CoV-2. Science. 2020 May 27:eabc6197. PubMed: https://pubmed.gov/32461212. Full-text: https://doi.org/10.1126/science.abc6197

Puelles VG, Lütgehetmann M, Lindenmeyer MT, et al. Multiorgan and Renal Tropism of SARS-CoV-2. NEJM May 13, 2020. Full-text: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMc2011400

Qian H, Miao T, Liu L, et al.  Indoor transmission of SARS-CoV-2. medRxiv 7 April 2020. Full-text: https://doi.org/10.1101/2020.04.04.20053058

Ratnesar-Shumate S, Williams G, Green B, et al. Simulated Sunlight Rapidly Inactivates SARS-CoV-2 on Surfaces. J Infect Dis. 2020 May 20:jiaa274. PubMed: https://pubmed.gov/32432672. Full-text: https://doi.org/10.1093/infdis/jiaa274

Rocklov J, Sjodin H, Wilder-Smith A. COVID-19 outbreak on the Diamond Princess cruise ship: estimating the epidemic potential and effectiveness of public health countermeasures. J Travel Med 2020;0: PubMed: https://pubmed.gov/32109273. Full-text: https://doi.org/10.1093/jtm/taaa030

Rothe C, Schunk M, Sothmann P, et al. Transmission of 2019-nCoV Infection from an Asymptomatic Contact in Germany. N Engl J Med 2020;382:970-971. https://pubmed.gov/32003551. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMc2001468

Scharfman BE, Techet AH, Bush JWM, Bourouiba L. Visualization of sneeze ejecta: steps of fluid fragmentation leading to respiratory droplets. Exp Fluids. 2016;57(2):24. PubMed: https://pubmed.gov/32214638. Full-text: https://doi.org/10.1007/s00348-015-2078-4

Schwierzeck V, Konig JC, Kuhn J, et al. First reported nosocomial outbreak of severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2) in a pediatric dialysis unit. Clin Infect Dis. 2020 Apr 27. pii: 5825509. PubMed: https://pubmed.gov/32337584. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa491

Scott SE, Zabel K, Collins J, et al. First Mildly Ill, Non-Hospitalized Case of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Without Viral Transmission in the United States – Maricopa County, Arizona, 2020. Clin Infect Dis. 2020 Apr 2. PubMed: https://pubmed.gov/32240285. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa374

Sehra ST, Salciccioli JD, Wiebe DJ, Fundin S, Baker JF. Maximum Daily Temperature, Precipitation, Ultra-Violet Light and Rates of Transmission of SARS-CoV-2 in the United States. Clin Infect Dis. 2020 May 30. PubMed: https://pubmed.gov/32472936 . Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa681

Shang J, Wan Y, Luo C, et al. Cell entry mechanisms of SARS-CoV-2. Proc Natl Acad Sci U S A. 2020 May 6. pii: 2003138117. PubMed: https://pubmed.gov/32376634. Full-text: https://doi.org/10.1073/pnas.2003138117

Sit THC, Brackman CJ, Ip SM, et al. Infection of dogs with SARS-CoV-2. Nature. 2020 May 14. PubMed: https://pubmed.gov/32408337. Full-text: https://doi.org/10.1038/s41586-020-2334-5

Somsen GA, van Rijn C, Kooij S, Bem RA, Bonn D. Small droplet aerosols in poorly ventilated spaces and SARS-CoV-2 transmission. Lancet Respir Med. 2020 May 27:S2213-2600(20)30245-9. PubMed: https://pubmed.gov/32473123. Full-text: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7255254

Stadnytskyi V, Bax CE, Bax A, Anfinrud P. The airborne lifetime of small speech droplets and their potential importance in SARS-CoV-2 transmission. PNAS 2020, May 13. Full-text: https://doi.org/10.1073/pnas.2006874117. Movies showing the experimental setup and the full 85-minute observation of speech droplet nuclei: https://doi.org/10.5281/zenodo.3770559 (accessed 15 May 2020).

Sun K, Viboud C. Impact of contact tracing on SARS-CoV-2 transmission. Lancet Infect Dis. 2020 Apr 27. pii: S1473-3099(20)30357-1. PubMed: https://pubmed.gov/32353350. Full-text: https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30357-1

Tan J, Mu L, Huang J, Yu S, Chen B, Yin J. An initial investigation of the association between the SARS outbreak and weather: with the view of the environmental temperature and its variation. J Epidemiol Community Health. 2005 Mar;59(3):186-92. PubMed: https://pubmed.gov/15709076. Full-text: https://doi.org/10.1136/jech.2004.020180

Tobías A, Molina T. Is temperature reducing the transmission of COVID-19 ? Environ Res. 2020 Apr 18;186:109553. PubMed: https://pubmed.gov/32330766 . Full-text: https://doi.org/10.1016/j.envres.2020.109553

Tregoning JS, Schwarze J. Respiratory viral infections in infants: causes, clinical symptoms, virology, and immunology. Clin Microbiol Rev. 2010 Jan;23(1):74-98. PubMed: https://pubmed.gov/20065326. Full-text: https://doi.org/10.1128/CMR.00032-09

Triplett M. Evidence that higher temperatures are associated with lower incidence of COVID-19 in pandemic state, cumulative cases reported up to March 27. medRxiv preprint, 12 April 2020. Full-text: https://doi.org/10.1101/2020.04.02.20051524

Tyrrell DA, Bynoe ML. Cultivation of a novel type of common-cold virus in organ cultures. Br Med J. 1965 Jun 5;1(5448):1467-70. PubMed: https://pubmed.gov/14288084. Full-text: https://doi.org/10.1136/bmj.1.5448.1467

Uyeki TM. Human infection with highly pathogenic avian influenza A (H5N1) virus: review of clinical issues. Clin Infect Dis. 2009 Jul 15;49(2):279-90. PubMed: https://pubmed.gov/19522652. Full-text: https://doi.org/10.1086/600035

van Doremalen N, Bushmaker T, Morris DH, et al. Aerosol and Surface Stability of SARS-CoV-2 as Compared with SARS-CoV-1. N Engl J Med. 2020 Mar 17. PubMed: https://pubmed.gov/32182409. Fulltext: https://doi.org/10.1056/NEJMc2004973

Verdoni L, Mazza A, Gervasoni A, et al. An outbreak of severe Kawasaki-like disease at the Italian epicentre of the SARS-CoV-2 epidemic: an observational cohort study. Lancet. 2020 May 13. PubMed: https://pubmed.gov/32410760. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31103-X

Viner RM, Whittaker E. Kawasaki-like disease: emerging complication during the COVID-19 pandemic. Lancet. 2020 May 13. PubMed: https://pubmed.gov/32410759. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31129-6

Wang J, Tang, K, Feng K, Lv W. High Temperature and High Humidity Reduce the Transmission of COVID-19 (March 9, 2020). Available at SSRN: https://ssrn.com/PubMed=3551767 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3551767

Wang W, Xu Y, Gao R, et al. Detection of SARS-CoV-2 in Different Types of Clinical Specimens. JAMA. 2020 Mar 11. pii: 2762997. PubMed: https://pubmed.gov/32159775. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.3786

Wang XW, Li J, Guo T, et al. Concentration and detection of SARS coronavirus in sewage from Xiao Tang Shan Hospital and the 309th Hospital of the Chinese People´s Liberation Army. Water Sci Technol. 2005;52(8):213-21 PubMed: https://pubmed.gov/16312970. Full-text: https://iwaponline.com/wst/article-pdf/52/8/213/434290/213.pdf

Welliver R, Monto AS, Carewicz O, et al. Effectiveness of oseltamivir in preventing influenza in household contacts: a randomized controlled trial. JAMA. 2001 Feb 14;285(6):748-54. PubMed: https://pubmed.gov/11176912. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.285.6.748

WHO 2003. Consensus document on the epidemiology of severe acute respiratory syndrome (SARS). 2003. World Health Organization. https://apps.who.int/iris/handle/10665/70863  (accessed 12 May 2020).

WHO 2020. Modes of transmission of virus causing COVID-19: implications for IPC precaution recommendations. 29 March 2020. Web page: https://www.who.int/news-room/commentaries/detail/modes-of-transmission-of-virus-causing-covid-19-implications-for-ipc-precaution-recommendations (accessed 15 May).

Williams FMK, Freydin M, Mangino M, et al. Self-reported symptoms of covid-19 including symptoms most predictive of SARS-CoV-2 infection, are heritable. medRxiv, 27 April. Abstract: https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.04.22.20072124v2

Wilson NM, Norton A, Young FP, Collins DW. Airborne transmission of severe acute respiratory syndrome coronavirus-2 to healthcare workers: a narrative review. Anaesthesia. 2020 Apr 20. PubMed: https://pubmed.gov/32311771. Full-text: https://doi.org/10.1111/anae.15093

Wolfel R, Corman VM, Guggemos W, et al. Virological assessment of hospitalized patients with COVID-2019. Nature. 2020 Apr 1. PubMed: https://pubmed.gov/32235945. Full-text: https://doi.org/10.1038/s41586-020-2196-x

Wu J, Huang Y, Tu C, et al. Household Transmission of SARS-CoV-2, Zhuhai, China, 2020. Clin Infect Dis. 2020 May 11. pii: 5835845. PubMed: https://pubmed.gov/32392331. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa557

Wu Y, Guo C, Tang L, et al. Prolonged presence of SARS-CoV-2 viral RNA in faecal samples. Lancet Gastroenterol Hepatol. 2020 Mar 19. pii: S2468-1253(20)30083-2. PubMed: https://pubmed.gov/32199469. Full-text: https://doi.org/10.1016/S2468-1253(20)30083-2

Wu Y, Liu C, Dong L, et al. Coronavirus disease 2019 among pregnant Chinese women: Case series data on the safety of vaginal birth and breastfeeding. BJOG. 2020 May 5. PubMed: https://pubmed.gov/32369656. Full-text: https://doi.org/10.1111/1471-0528.16276

Yeo C, Kaushal S, Yeo D. Enteric involvement of coronaviruses: is faecal-oral transmission of SARS-CoV-2 possible? Lancet Gastroenterol Hepatol. 2020 Apr;5(4):335-337. PubMed: https://pubmed.gov/32087098. Full-text: https://doi.org/10.1016/S2468-1253(20)30048-0

Zhang J, Litvinova M, Liang Y, et al. Changes in contact patterns shape the dynamics of the COVID-19 outbreak in China. Science 29 Apr 2020b. Full-text: https://science.sciencemag.org/content/early/2020/04/28/science.abb8001

Zhang J, Litvinova M, Wang W, et al. Evolving epidemiology and transmission dynamics of coronavirus disease 2019 outside Hubei province, China: a descriptive and modelling study. Lancet Infect Dis. 2020 Apr 2. pii: S1473-3099(20)30230-9. PubMed: https://pubmed.gov/32247326. Full-text: https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30230-9

Zhang Y, Li Y, Wang L, Li M, Zhou X. Evaluating Transmission Heterogeneity and Super-Spreading Event of COVID-19 in a Metropolis of China. Int J Environ Res Public Health. 2020 May 24;17(10):E3705. PubMed: https://pubmed.gov/32456346. Full-text: https://doi.org/10.3390/ijerph17103705.

Zhu N, Zhang D, Wang W, et al. A Novel Coronavirus from Patients with Pneumonia in China, 2019. N Engl J Med 2020; 382:727-733. PubMed: https://pubmed.gov/31978945. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa2001017