Dịch tễ học

*** The following text is out-of-date.***

For the latest news about COVID-19, please open the COVID Reference homepage.


< < < Trang chủ

Phiên bản Tiếng Việt:
Khanh Phan Nguyen Quoc
Ha Xuan Nam
Kim Le Thi Anh

Vui lòng tìm hình minh họa trong bản PDF miễn phí.

 

Bởi Bernd Sebastian Kamps + Stefano Lazzari

Vào tháng 12 năm 2019, một số bệnh nhân tại tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc, đã bị viêm phổi và suy hô hấp gợi nhớ đến đại dịch SARS năm 2003 (WMHC 2019, www.SARSReference.com). Đầu tháng 1 năm 2020, một loại virus mới đã được phát hiện từ các mẫu dịch phế quản, virus corona nhóm beta (Zhou 2020). Từ đó đến ngày 7 tháng 6, chủng virus này – sau đó được đặt tên là SARS-CoV-2, đã lây lan khắp toàn cầu. Hàng triệu người đã được chẩn đoán nhiễm virus và hàng trăm ngàn người đã chết vì COVID-19, căn bệnh gây ra bởi SARS-CoV-2. SARS-CoV-2 này có khả năng gây ra một trận đại dịch kéo dài cùng tỉ lệ tử vong cao.

Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về:

  • Các điểm nóng lây nhiễm SARS-CoV-2
  • Diễn biến tự nhiên của dịch COVID-19 và việc giảm thiểu hậu quả của nó thông qua các biện pháp phong tỏa
  • Hiệu quả của các biện pháp phong tỏa
  • Đăc điểm dịch ở một số nơi
  • “Hộ chiếu COVID”
  • Làn sóng dịch bệnh thứ hai

Sự lây truyền của virus được thảo luận tại một chương riêng (trang 71) nhấn mạnh SARS-CoV-2 dễ dàng lây nhiễm bởi các trường hợp nhiễm có triệu chứng và nhiễm không có triệu chứng; virus phát triển mạnh trong môi trường khép kín và đông dân cư; lây truyền mạnh mẽ qua các “sự kiện siêu lây nhiễm”. Có bằng chứng cho thấy ở Trung Quốc từ giữa tháng 12 năm 2019 (Li Q 2020), sự lây truyền SARS-CoV-2 từ người sang người đã xảy ra giữa những người tiếp xúc gần gũi. Ở Ý và Pháp, SARS-CoV-2 đã lưu hành từ tháng 1 năm 2020 trong những người nhiễm không có triệu chứng hoặc có rất ít triệu chứng (Cereda 2020, Gámbaro 2020). Tại vùng Greater Paris, sau khi kiểm tra lại mẫu bệnh phẩm của 24 bệnh nhân được điều trị vào tháng 12 và tháng 1 thì một mẫu được lấy vào ngày 27 tháng 12 đã được phát hiện lại dương tính với COVID (France 24, ngày 5 tháng 5 năm 2020). Các mẫu bệnh phẩm ban đầu đã được thu thập để phát hiện bệnh cúm qua các xét nghiệm PCR.

Thời gian ủ bệnh trung bình của SARS-CoV-2 là khoảng 5 ngày (Li 2020, Lauer 2020, Nie X 2020). Khoảng thời gian liên tiếp – được định nghĩa là khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân ban đầu khởi phát triệu chứng đến lúc bệnh nhân thứ phát có triệu chứng khởi phát – được ước tính là từ 5 đến 7,5 ngày (Cereda 2020). SARS-CoV-2 rất dễ lây lan, với ước tính hệ số lây nhiễm cơ bản R0 khoảng 2,5-3,0 (Chan 2020, Tang B 2020, Zhao 2020). [R0 là số ca lây nhiễm trung bình mà một trường hợp có thể lây sang trong suốt thời kỳ lây nhiễm trong dân số chưa có miễn dịch.]

Các điểm nóng lây nhiễm

Xác suất lây nhiễm SARS-CoV-2 là một hàm của thời gian và mức độ tiếp xúc gần giữa trường hợp bị mắc và các trường hợp chưa có miễn dịch. Các yếu tố sau là chất xúc tác cho các ổ dịch bùng phát:

  • Nhà (+ đời sống xã hội gắn kết với bạn bè và đồng nghiệp)
  • Nơi làm việc
  • Bệnh viện
  • Cơ sở chăm sóc
  • Tàu, du thuyền
  • Máy bay và các tàu quân sự khác
  • Các cuộc tụ họp đông người và các cuộc tụ họp tôn giáo
  • Trường học
  • Nhà tù
  • Nơi tạm trú cho người vô gia cư
  • Nhà máy đóng gói thịt công nghiệp
  • Dàn hợp xướng

Tại nhà

Tỷ lệ lây nhiễm tại nhà trải rộng (từ 11% đến 19%) trong ba nghiên cứu (Bi Q 2020, Jing QL 2020, Li W 2020). Một nhóm nghiên cứu lưu ý rằng những người tiếp xúc trong gia đình và những người đi di chuyển cùng chuyến với người mắc COVID-19 có nguy cơ lây nhiễm cao gấp 6 đến 7 lần so với những người tiếp xúc gần khác và trẻ em cũng dễ bị mắc bệnh như người lớn (Bi Q 2020). Một nhóm nghiên cứu khác phát hiện ra rằng tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em và thanh thiếu niên (<20 tuổi) chỉ bằng 0,26 lần so với người già (≥60 tuổi) (Jing QL 2020). Nhóm nghiên cứu thứ ba tính toán ra tỷ suất tấn công thứ phát ở trẻ em là 4% so với mức 17,1% ở người lớn, và tỷ suất tấn công thứ phát ở vợ hoặc chồng của các ca bệnh khởi phát là 27,8% so với 17,3% ở các thành viên trưởng thành khác trong các hộ gia đình (Li W 2020). Họ không đồng ý khi cho rằng tốc độ lây truyền này có thể bị đánh giá thấp nếu các ca bệnh khởi phát được cách ly ngoài nhà (Sun 2020). Trong một nghiên cứu khác, có 32,4%  người tiếp xúc sống cùng nhà của 35 ca bệnh khởi phát (48 trong tổng số 148) đã bị mắc bệnh (Wu J 2020); tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm này dựa trên giả thiết tất cả các ca bệnh thứ cấp đều đã bị mắc bởi ca bệnh đầu tiên. Trong các hộ gia đình, tỷ lệ lây nhiễm có thể đạt tới 75% hay cao hơn (Böhmer 2020).

Nơi làm việc

Từ đầu tháng 1 năm 2020, đã có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 lây truyền trong các cuộc hội thảo và các cuộc họp của công ty (Böhmer 2020). Tiếp đó, một ổ dịch SARS-CoV-2 đã được báo cáo tại một tổng đài chăm sóc khách hàng, với 94 trong tổng 216 nhân viên làm việc cùng tầng bị mắc bệnh, nghĩa là tỷ suất tấn công là 43,5% (Park SY 2020). Gần đây, một ổ dịch lên đến hàng người cũng đã được báo cáo tại các nhà máy đóng gói thịt ở Đức (DER SPIEGEL), Hoa Kỳ (The Guardian) và Pháp (Le Monde).

Đáng lưu ý là trường hợp ở một cuộc họp hội đồng cố vấn khoa học được tổ chức tại Munich, Đức, vào cuối tháng Hai. Tám bác sĩ da liễu và 6 nhà khoa học (trong đó có bệnh nhân đầu tiên bị mắc) đã gặp nhau trong một phòng hội thảo rộng khoảng 70 m2 với một bộ bàn chữ U cách nhau một lối đi ở giữa rộng >1 mét. Trong suốt cuộc họp kéo dài 9,5 giờ, đồ giải khát đã được phục vụ trong phòng 4 lần. Vào buổi tối, những người này đã cùng ăn tối tại một nhà hàng gần đó và bắt tay để từ biệt, với một vài cái ôm nhẹ (không có hôn!). Cuối cùng, bệnh nhân đầu tiên bị mắc đã cùng ngồi trên một chiếc taxi với ba đồng nghiệp trong khoảng 45 phút. Kết quả: bệnh nhân đầu tiên bị mắc đã lây lan cho ít nhất 11 trong số 13 người tham gia. Khi bị cách ly trong bệnh viện hoặc tại nhà, những người này đã lây thêm cho 14 người khác (Hijnen 2020).

Khi xuất hiện một cá nhân bị mắc bệnh, nơi làm việc có thể khuếch đại nghiêm trọng sự lây nhiễm ở các ổ dịch bùng phát tại địa phương.

Bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe khác

Sự lây truyền trong bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe khác (bao gồm cả phòng khám bác sĩ) đã thực sự  đóng một vai trò đáng chú ý về nguồn gốc và sự lây lan của dịch bệnh tại địa phương, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi bệnh chưa được chú ý. Điều này gợi đến đợt bùng phát dịch MERS lớn nhất ở bên ngoài bán đảo Ả Rập, xảy ra tại Hàn Quốc năm 2015. Trong số 186 trường hợp, có 184 trường hợp nhiễm tại bệnh viện (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc 2015).

Bệnh viện là môi trường thuận lợi để phát tán virus SARS-CoV-2 (Wison 2020). Trong một số trường hợp, các bệnh viện thậm chí có thể là ổ dịch chính, vì sự lây nhiễm nhanh chóng từ bệnh nhân nhiễm, tạo điều kiện truyền bệnh cho nhân viên y tế và bệnh nhân không bị mắc bệnh (Nacoti 2020). 6 tuần đầu tiên của dịch bệnh ở Trung Quốc ghi nhận 1.716 trường hợp mắc bệnh được xác nhận bằng xét nghiệm axit nucleic là các nhân viên y tế và có ít nhất 5 người chết (0,3%) (Wu 2020).

Một nghiên cứu từ bệnh viện báo cáo rằng virus có mặt rộng rãi trong không khí và trên bề mặt vật thể ở các khoa hồi sức tích cực (ICU) và các khoa phòng khác, gợi ý nguy cơ lây nhiễm cao cho nhân viên y tế. Sự lây nhiễm là lớn hơn tại ICUs. Virus được tìm thấy trên sàn nhà, chuột máy tính, thùng rác, tay vịn và trong không khí cách bệnh nhân khoảng 4 m (Guo 2020). Virus này cũng được phân lập từ các mẫu lấy từ bồn cầu và bồn rửa, gợi ý rằng sự phát tán virus trong phân có thể là con đường lây truyền tiềm ẩn (Young 2020, Tang 2020). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ đánh giá RNA virus. Chúng ta vẫn còn phải xem xét thêm liệu RNA virus có phải là dạng virus truyền nhiễm hay không.

Mặc dù virus lây lan trong bệnh viện đã được ghi nhận rõ ràng, các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện thích hợp vẫn có thể ngăn ngừa sự lan truyền SARS-CoV-2 tại đó (Chen 2020). Điều này đã được chứng minh qua trường hợp một người ở độ tuổi 60 đến Vũ Hán vào ngày 25 tháng 12 năm 2019, trở về Illinois vào ngày 13 tháng 1 năm 2020 và truyền SARS-CoV-2 cho chồng. Mặc dù cả hai đều nhập viện cùng một cơ sở và tiếp xúc hàng trăm nhân viên y tế (n = 348) nhưng không ai tại đó bị mắc bệnh (Ghinai 2020).

Tuy nhiên, khi làm việc trong một khoa có nguy cơ cao, thời gian làm việc kéo dài và vệ sinh tay không hiệu quả sau khi tiếp xúc với bệnh nhân đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm ở nhân viên y tế (Ran 2020). Tại một thời điểm, trong giai đoạn đầu dịch vào tháng 3 năm 2020, khoảng một nửa số 200 trường hợp ở Sardinia là nhân viên bệnh viện và nhân viên y tế. Vào ngày 14 tháng 4, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết 9,282 nhân viên y tế bị mắc SARS-COV-2 tại Hoa Kỳ.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm SARS-CoV-2 ở nhân viên y tế gần đây đã được tóm lược tại một bài tổng quan. Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động được khuyến nghị có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, gợi ý một mối tương quan liều-đáp ứng. Mối tương quan rõ rệt nhất với khẩu trang, nhưng vẫn được tìm thấy đối với găng tay, áo choàng, thiết bị bảo vệ mắt và  vệ sinh tay. Một số bằng chứng cho thấy khẩu trang N95 có thể làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng tốt hơn khẩu trang phẫu thuật. Bằng chứng cũng chỉ ra mối liên hệ giữa một số phơi nhiễm nhất định (như đặt nội khí quản, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể) (Chou 2020).

Dịch SARS-CoV-2 có thể bùng phát ở mọi nơi, không chỉ ở khoa khám bệnh, khoa bệnh truyền nhiễm và khoa hồi sức tích cực. Tại một đơn vị lọc máu nhi khoa ở Münster (Đức), một nhân viên y tế đã lây nhiễm cho 7 đồng nghiệp, ba bệnh nhân trẻ và một người đi cùng (Schwierzeck 2020). Một nghiên cứu của Trung Quốc trên 9.684 nhân viên y tế (HCW) tại Bệnh viện Tongji đã xác nhận tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn gặp ở nhân viên y tế không phải tuyến đầu (93/6.574, 1,4%) so với những người làm tại các phòng khám hay khoa khám sàng lọc (17/3110, 0,5%) (Lai X 2020). Những người làm việc trong các khoa lâm sàng không phải các phòng khám sàng lọc có thể đã bỏ qua việc áp dụng các biện pháp bảo hộ phù hợp.

Trong một báo cáo ghi chép đầy đủ về việc lây nhiễm tại bệnh viện được công bố gần đây, một người đàn ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ vì các triệu chứng liên quan đến virus corona vào ngày 9 tháng 3, anh ta chỉ ở vài giờ tại khoa cấp cứu của một bệnh viện ở Durban, Nam Phi. Anh ta được giữ riêng trong một khu vực sàng lọc, nhưng để đến khu vực đó phải đi qua phòng hồi sức chính, nơi một bệnh nhân đột quỵ nằm. Cả hai bệnh nhân được khám bởi cùng một bác sĩ. Sau khi bị mắc bệnh, bệnh nhân đột quỵ này đã gây ra một chuỗi lây truyền cho 39 bệnh nhân và 80 nhân viên ở 16 khoa khác nhau và sau đó 15 bệnh nhân tử vong. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân chỉ lây nhiễm trực tiếp cho vài bệnh nhân khác. Thay vào đó, phần còn lại là do các nhân viên y tế truyền bệnh từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác và từ khoa này sang khoa khác, đôi khi chính nhân viên này lại không mắc bệnh (Nordling 2020). Việc thực thi nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát lây nhiễm và sàng lọc nhân viên bệnh viện sẽ là các biện pháp quan trọng đối phó với các đợt COVID-19 trong tương lai.

Cơ sở chăm sóc y tế dài hạn

Các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn là các cơ sở có nguy cơ cao đối với các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Tại một viện dưỡng lão lành nghề ở King Country, Washington, Hoa Kỳ, đã có 167 trường hợp mắc COVID-19 được chẩn đoán trong vòng chưa đầy ba tuần kể từ khi xác định trường hợp đầu tiên: 101 bệnh nhân, 50 nhân viên y tế và 16 khách (McMichael 2020) (Bảng 1).

Trong các bệnh nhân (tuổi trung bình: 83 tuổi), tỷ lệ tử vong ca bệnh trong là 33,7%. Các bệnh mạn tính bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, đái tháo đường, béo phì và bệnh phổi. Nghiên cứu chứng minh rằng một khi dịch lây lan trong một cơ sở chăm sóc y tế dài hạn, thường từ nhân viên chăm sóc hoặc người đến thăm, SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh chóng và rộng rãi, để lại những hậu quả tàn khốc.

Một cuộc khảo sát quốc gia ở 96% số cơ sở chăm sóc y tế dài hạn ở Ý đã phát hiện ra rằng ở Bologna (tâm chấn của dịch bệnh) có 53,4% trong số 3.045 bệnh nhân đã chết trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 14 tháng 4 có chẩn đoán mắc COVID-19 hoặc có triệu chứng giống cúm, tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân là 6,7%. Trong số 661 bệnh nhân nhập viện cùng thời điểm,  có 199 người (30%) được phát hiện dương tính với xét nghiệm PCR. Theo ước tính của WHO, tại các quốc gia trong khu vực châu Âu, có tới một nửa số người chết vì COVID-19 là bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn (thông cáo báo chí của Hans Henri P. Kluge, Giám đốc khu vực của WHO tại châu Âu). Dữ liệu về tỷ lệ tử vong vượt mức cho thấy ở một số quốc gia nhiều trường hợp tử vong tại các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn có thể xảy ra ở những bệnh nhân không được xét nghiệm COVID-19. Số này thường không được đưa vào thống kê tử vong chính thức của quốc gia đó.

Bảng 1. Sự bùng phát COVID tại một cơ sở chăm sóc y tế dài hạn
Bệnh nhân
(N = 101)
Nhân viên y tế
(N = 50)
Khách thăm
(N = 16)
Tuổi trung vị (phạm vi) 83(51-100) 43.5(21-79) 62.5(52-88)
Nữ (%) 68.3 76 31.2
Nhập viện (%) 54.5 6.0 50.0
Tử vong (%) 33.7 0 6.2
Bệnh mạn tính (%)
Tăng huyết áp 67.3 8.0 12.5
Bệnh tim 60.4 8.0 18.8
Bệnh thận 40.6 0 12.5
Đái tháo đường 31.7 10.0 6.2
Béo phì 30.7 6.0 18.8
Bệnh phổi 31.7 4.0 12.5

SARS-CoV-2 tiếp tục lan rộng tại các viện dưỡng lão Hoa Kỳ nơi có khoảng 1,3 triệu người Mỹ cư trú (CDC 200311). Vào giữa tháng 4, hơn 1.300 cơ sở đã xác định có bệnh nhân bị mắc bệnh (Cenziper 2020). Vì hầu hết bệnh nhân có một hoặc nhiều bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, đái tháo đường, béo phì và bệnh phổi. Việc nhiễm COVID-19 khiến họ có nguy cơ tử vong sớm hơn.

Tàu du lịch

Tàu du lịch chở nhiều người trong không gian chật hẹp. Vào ngày 3 tháng 2 năm 2020, 10 trường hợp COVID-19 đã được ghi nhận trên tàu du lịch Diamond Princess. Trong vòng 24 giờ, tất cả các hành khách mắc bệnh này đã được cách ly và đưa ra khỏi tàu, trong khi những người còn lại được cách ly trên  tàu. Sau đó, hơn 700 trong số 3.700 hành khách và nhân viên tàu có kết quả xét nghiệm dương tính (khoảng 20%). Một nghiên cứu cho thấy rằng nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào thì sẽ có 2.920 người trong số 3.700 (79%) sẽ bị mắc bệnh (Rocklov 2020). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu sớm sơ tán tất cả hành khách vào ngày 3 tháng 2 thì số người mắc chỉ là 76.

Đối với các tàu du lịch khác, SARS-CoV-2 có thể gây ra thảm họa vì chở nhiều người từ nơi này sang nơi khác. Đó không phải là mô hình kinh doanh khả thi cho đến khi có vắc-xin an toàn và hiệu quả trên toàn cầu.

Tàu sân bay và các tàu quân sự khác

Các tàu hải quân lớn như tàu sân bay có thể ví như đĩa petri nổi cho các bệnh đường hô hấp mới nổi. Ngay từ năm 1996, một vụ dịch cúm A (H3N2) đã xảy ra trên một con tàu hải quân. Ít nhất 42% nhân viên tàu đã bị ốm trong vài ngày, mặc dù 95% đã được tiêm phòng (Earhart 2001). Kể từ đầu năm nay, nhiều đợt bùng phát COVID-19 trên các tàu quân sự đã được báo cáo, các tàu này là điều kiện bùng phát dịch lý tưởng bởi vì không gian làm việc nhỏ hẹp và thiếu phòng riêng cho thủy thủ. Các vụ dịch lớn nhất đã được báo cáo trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle. Trong vụ dịch trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vào cuối tháng 3, khoảng 600 thủy thủ trong số 4.800 thủy thủ đã bị mắc SARS-CoV-2 (xem thêm mục Dòng thời gian ở ngày 30 tháng 3); khoảng 60%  người nhiễm vẫn không có triệu chứng. Một thủy thủ đang làm nhiệm vụ đã chết (USNI News). Trên tàu sân bay Charles-de-Gaullecủa Pháp, một vụ dịch lớn đã được xác nhận vào ngày 17 tháng 4. Trong số 1.760 thủy thủ, có đến 1.046 (59%) dương tính với SARS-CoV-2, 500 (28%) người nhiễm có triệu chứng, 24 (1,3%) thủy thủ phải nhập viện, 8 người phải thở oxy và một người cần được điều trị tại khoa hồi sức tích cực.

Các vụ dịch nhỏ hơn cũng đã được báo cáo trên 5 tàu quân sự khác của Hoa Kỳ, và một tàu từ mỗi nước sau Pháp, Đài Loan và Hà Lan. Tuy nhiên, với các chính sách an ninh thường quy và hạn chế liên lạc của quân đội và hải quân quốc gia, có thể có một số trường hợp mắc bệnh thậm chí tử vong đã không được ghi nhận.

Đối với các tàu sân bay, khả năng bùng phát vào bất cứ lúc nào cũng có thể gây cản trở hoạt động toàn vẹn của tàu.

Các cuộc tụ họp đông người

Nhiều sự kiện tụ tập đông người có liên quan đến sự bùng nổ của dịch COVID-19. Tính đến ngày 24 tháng 4 năm 2020, tổng cộng 5.212 trường hợp nhiễm COVID-19 trong một vụ dịch tại nhà thờ Shincheonji ở Hàn Quốc, chiếm khoảng 48,7% tổng số ca nhiễm ở nước này.

Một trận bóng đá diễn ra tại Milan, Ý vào ngày 19 tháng 2 năm 2020 đã được mô tả là “trận đấu số 0” hay “một quả bom sinh học”. Trận đấu có sự tham gia của 40.000 người hâm mộ từ Bergamo và 2.500 người từ Valencia và chỉ diễn ra hai ngày trước khi trường hợp dương tính với COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại Ý. 35% thành viên của đội Valencia có kết quả dương tính với COVID-19 một vài tuần sau đó, cũng như một số người hâm mộ Valencia. Đến giữa tháng 3, đã có gần 7.000 người ở Bergamo có kết quả dương tính với COVID-19 với hơn 1.000 người chết, khiến Bergamo trở thành tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ bùng phát COVID-19 ở Ý. Valencia cũng có 2.600 trường hợp mắc bệnh.

Cuộc họp mặt thường niên của Nhà thờ Christian Open Door được tổ chức từ ngày 17 đến 24 tháng 2 tại Mulhouse, Pháp, có sự tham gia của khoảng 2.500 người và trở thành ổ dịch đáng kể đầu tiên ở Pháp. Sau khi một giáo dân và 18 thành viên gia đình có kết quả dương tính vào ngày 1 tháng 3, một loạt các trường hợp khác cũng đã được ghi nhận. Theo báo cáo điều tra của France Info, hơn 1.000 thành viên bị mắc bệnh từ cuộc gặp mặt ở Mulhouse đã bắt đầu dịch bệnh COVID-19 tại Pháp. Một lượng lớn các trường hợp được chẩn đoán và tử vong ở Pháp cũng như Thụy Sĩ, Bỉ và Đức được cho là có liên quan đến cuộc họp mặt này.

Lễ tôn giáo

Một báo cáo ghi nhận 35 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 trong số 92 người tham dự sự kiện của nhà thờ từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 11 tháng 3. Ước tỉnh tỷ suất tấn công khoảng từ 38% đến 78% (James 2020). Tại Frankfurt, Đức, một trong số các ổ dịch đầu tiên sau phong tỏa đã bắt đầu từ một buổi lễ tôn giáo được tổ chức vào ngày 10 tháng 5. Tính đến ngày 26 tháng 5, đã có 112 người được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 (Frankfurter Rundschau).

Mấu chốt: Việc đến nhà thờ không bảo vệ mọi người khỏi SARS-CoV-2.

Trường học và học sinh

Học sinh thường đóng vai trò chính trong việc lây lan virus đường hô hấp, bao gồm cả cúm. Tuy nhiên, khi virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện ở nhiều trẻ em, triệu chứng của trẻ thường nhẹ hơn người lớn, tỷ lệ cần được hồi sức tích cực ít hơn và tỷ lệ tử vong thấp.

Vai trò của trẻ em trong việc lan truyền SARS-COV-2 vẫn chưa rõ ràng. Trong một vụ dịch COVID-19 nhỏ được phát hiện ở dãy Alps, Pháp vào cuối tháng 1, một người trở về từ Trung Quốc đã mắc bệnh cho mười một người khác, bao gồm một cậu học sinh chín tuổi. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi và xét nghiệm tất cả những người có tiếp xúc (Danis 2020). Cậu bé này đã đi học sau khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm COVID-19 và ước tính có hơn sáu mươi người tiếp xúc gần gũi với cậu bé có nguy cơ cao. Không ai có kết quả dương tính với COVID-19, mặc dù có nhiều người mắc nhiễm trùng đường hô hấp khác. Ngoài ra, ở anh chị em của cậu bé cũng không phát hiện thấy virus dù cả hai đang có kỳ nghỉ cùng nhau ở vùng Alpine. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “vì trẻ em ít có khả năng bị lây nhiễm và các triệu chứng cũng nhẹ hơn, nên chúng đóng vai trò ít quan trọng hơn trong sự lây lan của virus mới”.

Nghiên cứu của Viện Y tế Công cộng Na Uy về vai trò của trẻ em trong việc lan truyền SARS-CoV-2 đã tìm thấy 5 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 có thể do lây truyền từ trẻ em, nhưng bằng chứng này còn thưa thớt và quá sớm để nói rằng trẻ em có vai trò quan trọng trong sự lây lan của bệnh (Fretheim 2020). Tuy nhiên, theo bản thảo nghiên cứu  về tải lượng virus SARS-CoV-2 theo tuổi của bệnh nhân được thực hiện bởi Viện Virus học, Đại học Y khoa Berlin thì không tìm thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê nào về tải lượng virus ở các nhóm tuổi khác nhau, kết luận rằng trẻ em khả năng lây nhiễm của trẻ cũng tương tự như người lớn và đề nghị thận trọng khi mở cửa lại trường học và nhà trẻ trong tình hình hiện nay (Jones 2020). Cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục.

Nhà tù

Theo WHO, những người bị mất tự do, chẳng hạn như những người bị giam trong các nhà tù và những nơi giam giữ khác, dễ bị tác động hơn trước dịch coronavirus (COVID-19) (WHO 200315). Những người bị giam buộc phải sống gần nhau nên đó có thể là nguồn lây nhiễm, khuếch đại và lây lan các bệnh truyền nhiễm từ bên trong lẫn bên ngoài nhà tù. Số người bị giam trong nhà tù trên toàn cầu ước tính khoảng 11 triệu người và các nhà tù không được “trang bị” để đối phó với COVID-19 (Burki 2020). Bà Michelle Bachelet, cao ủy Nhân quyền LHQ khuyến khích các chính phủ thả những đối tượng tù nhân đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 như người già cũng như tội phạm ít nguy hiểm, một số quốc gia cũng đang cố gắng giảm số người bị giam.

Tính đến ngày 21 tháng 4, SARS-CoV-2 đã được tìm thấy tại các cơ sở cải huấn và giam giữ ở Hoa Kỳ. Theo thông tin tổng hợp từ 37 trên 54 sở y tế của tiểu bang và khu vực cho thấy có 4.893 trường hợp nhiễm, 88 người chết trong số những người chịu án tù hoặc tạm giam và 2.778 trường hợp nhiễm, 15 người chết trong số các nhân viên nhà tù (Wallace 2020).

Nhà tạm trú cho người vô gia cư

Xét nghiệm ở 1.192 cư dân và 313 nhân viên tại 19 nhà tạm trú cho người vô gia cư từ 4 thành phố của Hoa Kỳ (xem bảng), được tiến hành khi xác định một ổ dịch COVID-19, cho ra tỷ lệ lây nhiễm lên tới 66% (Mosites 2020).

Trong một báo cáo khác từ Boston, Massachusetts cho thấy có 147/408 (36%) người vô gia cư ở khu nhà tạm trú có kết quả dương tính. Đáng chú ý, 88% người không sốt hoặc các triệu chứng khác tại thời điểm chẩn đoán (Baggett 2020).

Nhà máy đóng gói thịt công nghiệp

Vào ngày 5 tháng 5 năm 2020, tạp chí DER SPIEGEL của Đức đã ghi nhận có hơn 600 nhân viên đã bị mắc SARS-CoV-2 tại các nhà máy chế biến thịt ở Đức. Một tuần sau, tờ báo The Guardian ghi nhận thêm rằng gần một nửa các điểm nóng COVID-19 hiện tại ở Hoa Kỳ có liên quan tới các nhà máy chế biến thịt (nơi gia cầm, lợn và gia súc bị giết mổ và đóng gói). Đồng thời, khoảng một trăm người có kết quả dương tính trong hai nhà máy chế biến thịt ở Pháp (Le Monde).

Tình trạng lộn xộn, lạnh ẩm được xem là lời giải thích cho những đợt bùng phát dịch bất thường này.

Dàn hợp xướng

Vào ngày 8 tháng 3 năm 2020, dàn hợp xướng Amsterdam đã trình diễn tác phẩm St John Passion của Bach tại sân khấu Concertgebouw ở thành phố Amsterdam. Vài ngày sau, các ca sĩ đầu tiên xuất hiện các triệu chứng và cuối cùng 102 trong số 130 ca sĩ của dàn hợp xướng đã được xác nhận là dương tính với COVID-19. Một thành viên của dàn hợp xướng (78 tuổi) đã chết, cùng với ba đồng nghiệp khác; một số ca sĩ khác thì cần được hồi sức tích cực (The Guardian, 17 tháng 5).

Vào ngày 9 tháng 3, các thành viên của dàn hợp xướng nhà thờ Berlin gặp nhau để diễn tập hàng tuần. Ba tuần sau, 32 trong số 74 thành viên của dàn hợp xướng có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (NDR 2020). Tất cả sau đó đều đã hồi phục.

Vào ngày 10 tháng 3 năm 2020, 61 thành viên tại quận Skagit, Washington, đã tập luyện hợp xướng trong 2,5 giờ. Một vài tuần sau đó, các nhà nghiên cứu ghi nhận có 32 trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận và 20 trường hợp nghi nhiễm có thể đã xảy ra (tỷ suất tấn công = 53,3% đến 86,7%); 3 bệnh nhân nhập viện và 2 người đã tử vong. Họ kết luận rằng việc lan truyền bệnh có thể dễ dàng hơn ở khoảng cách gần (trong vòng 6 feet ~ 2 mét) khi tập luyện và khả năng khuếch tán virus gia tăng bởi việc hát (Hamner 2020).

Những thông tin này gợi ý bất kỳ môi trường không khí nào ồn ào, chật hẹp và khép kín (như vũ trường, quán rượu, tiệc sinh nhật, nhà hàng, cơ sở giết mổ, v.v.) nơi mọi người tiếp xúc gần và cần phải la hét lên để giao tiếp là điều kiện lý tưởng tạo ra một vụ dịch SARS-CoV-2 lớn.

SARS-COV-2 tái hoạt hay tái nhiễm?

Ở Hàn Quốc và các nơi khác, hơn 100 người đã hồi phục sau nhiễm COVID-19 đã được xét nghiệm lại cho ra kết quả dương tính (Ye 2020) và từ đó gây ra mối lo ngại rằng những bệnh nhân hồi phục từ COVID-19 có thể có nguy cơ tái nhiễm. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy họ có khả năng lây nhiễm cho người khác. Lời giải thích hợp lí nhất là “sự nhiễm trùng đã tái hoạt động lại” ở bệnh nhân hoặc các xét nghiệm chỉ phát hiện RNA không lây nhiễm của virus. Thông tin rất sơ bộ từ một nghiên cứu trên động vật (n = 2) cho thấy rằng khả năng miễn dịch thu được sau khi bị mắc bệnh có thể bảo vệ khi tiếp xúc lại với virus. Gây nhiễm SARS-CoV-2 trên khỉ rhesus và tái nhiễm sau khi phục hồi cho thấy không có sự nhân lên của virus trong bệnh phẩm mũi họng hoặc hậu môn, cũng như bất kỳ dấu hiệu nào khác của bệnh COVID-19 hoạt động trở lại (Bao 2020).

Truyền máu

Sau khi sàng lọc 2.430 mẫu máu được hiến tặng bằng xét nghiệm real-time PCR (1.656 tiểu cầu và 774 máu toàn phần), các tác giả từ Vũ Hán chỉ tìm thấy mẫu huyết tương dương tính với RNA virus ở 4 người hiến tặng không có triệu chứng (Chang 2020). Hiện vẫn chưa rõ liệu việc phát hiện RNA của virus trong máu có đồng nghĩa với khả năng lây nhiễm hay không. Một báo cáo sơ bộ về nghiên cứu ở những người hiến máu Hà Lan cho thấy vào tháng 4 năm 2020 có khoảng 3% người có kháng thể chống lại SARS-CoV-2 (NLTimes.nl).

Trong một nghiên cứu ở Hàn Quốc, bảy người hiến máu không triệu chứng sau đó được xác định là đã bị mắc COVID-19. Không ai trong số 9 người nhận tiểu cầu hoặc hồng cầu có kết quả dương tính với RNA của SARS-CoV-2 (Kwon 2020). Tuy vậy, cần có thêm dữ liệu trước khi có thể kết luận việc truyền máu không phải là con đường lây bệnh.

Đại dịch

Diễn tiến tự nhiên của đại dịch

Đại dịch COVID-19 bắt đầu từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và chỉ trong vòng 30 ngày đã lan rộng từ Hồ Bắc đến các tỉnh còn lại của Trung Quốc đại lục, đến các nước láng giềng (đặc biệt là Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore) và phía tây đến Iran, Châu Âu và Châu Mỹ. Các vụ dịch lớn đầu tiên xảy ra ở các khu vực có mùa đông lạnh lẽo (Vũ Hán, Iran, miền Bắc nước Ý, vùng Alsace ở Pháp).

Năm mươi năm trước, diễn tiến của đại dịch COVID-19 sẽ rất khác, với sự lây lan toàn cầu chậm hơn nhưng hậu quả nặng hơn do khả năng chẩn đoán và điều trị hạn chế và không có điều kiện để phong tỏa cả quốc gia (xem thêm một báo cáo về đại dịch cúm năm 1957 và 1968: Honigsbaum 2020). Theo một giả lập (vẫn còn đang tranh cãi), khi tỷ lệ tử vong khoảng 0,5% và không có sự can thiệp nào, COVID-19 sẽ lan rộng ra toàn cầu với 7,0 tỷ người mắc bệnh và 40 triệu người chết trong năm đầu tiên (Patrick 2020). Đỉnh điểm tử vong (số tử vong hàng ngày) sẽ xuất hiện khoảng 3 tháng sau khi dịch bắt đầu xuất hiện tại địa phương. Một mô hình khác đã dự đoán rằng, 80% dân số Hoa Kỳ (khoảng 260 triệu người) sẽ bị mắc bệnh. Trong số đó, 2,2 triệu người sẽ tử vong, trong đó có 4% đến 8% những người Mỹ trên 70 tuổi (Ferguson 2020).

Mặc kệ những dự đoán tàn khốc này, một số nhà dịch tễ học và chính trị gia kỳ cựu đã nghiêm túc cân nhắc việc chỉ tiến hành một số ít biện pháp giảm thiểu thiệt hại , dựa trên hai lập luận mập mờ:

  • Quốc gia sẽ không phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng dường như không thể tránh khỏi tương tự các quốc gia và tiểu bang đã chọn các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt (ví dụ như Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Pháp, California, New York). Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế học sẽ phản đối rằng vẫn có một cuộc suy thoái kinh tế do những hạn chế tự áp đặt của người dân và doanh nghiệp, thể hiện qua tác động kinh tế to lớn ngay cả ở những quốc gia có những biện pháp hạn chế nhẹ nhàng hơn (Thụy Điển).
  • Sau vài tháng, gần 70% dân số sẽ có miễn dịch tự nhiên (thông qua nhiễm SARS-CoV-2) và được bảo vệ trước những đợt bùng phát sau này, và có thể bình thản hướng về mùa đông năm tới. (Tuy nhiên, vẫn chưa rõ miễn dịch mắc phải như vậy sẽ kéo dài bao lâu? Có lẽ chỉ vài tháng hoặc vài năm? Xem chương Miễn dịch học, trang 125).

Vào giữa tháng 3 năm 2020, thủ tướng của một nước cựu thành viên của EU đã đề xuất “để virus lây lan cho đến khi chúng ta đạt được miễn dịch cộng đồng” như là giải pháp tốt nhất cho dịch bệnh mà quốc gia của ông sắp phải đối diện. Giải pháp gây sốc: chấp nhận rằng phần lớn dân số sẽ bị mắc virus, sau đó sẽ phát triển khả năng miễn dịch tập thể và tránh được dịch bệnh virus corona trong tương lai. Những con số ước đoán từ các mô hình mô phỏng thật thảm khốc. Với hơn 66 triệu dân, khoảng 40 triệu người sẽ mắc bệnh, 4 đến 6 triệu người sẽ mắc bệnh nặng và 2 triệu người cần được chăm sóc đặc biệt. Khoảng 400.000 người dân Anh sẽ chết. Thủ tướng dự báo: “Nhiều gia đình sẽ mất đi người thân sớm hơn họ nghĩ”. Đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các trường hợp mắc bệnh và tử vong cùng với sự phẫn nộ từ công đồng, thủ tướng đã quay đầu 180 độ, tiến hành các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt tương tự như các quốc gia khác đang làm.

Chỉ duy nhất một quốc gia châu Âu – Thụy Điển, theo đuổi chính sách với các biện pháp y tế công cộng giới hạn (ví dụ: bảo vệ người già, xét nghiệm hàng loạt, giãn cách xã hội cá nhân), mà không thực thi các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt hoặc ngừng hoạt động kinh doanh. Kết quả sẽ được bàn luận ngắn gọn ở trang 51.

Đại dịch 2.0: Phong tỏa

May mắn thay, hiện tại thế giới đã được cứu thoát khỏi tình trạng virus SARS-CoV-2 lưu hành tự do. Rốt cuộc, nếu loài người có thể thay đổi khí hậu, vậy tại sao không thử thay đổi diễn tiến của đại dịch? Mặc dù các nhà kinh tế cảnh báo rằng thất nghiệp có thể vượt mức cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) vào những năm 1930, nhưng ban đầu, hầu như tất cả các chính phủ đều đánh giá việc cứu sống hàng trăm nghìn người quan trọng hơn là tránh được một cuộc đại suy thoái kinh tế. Đầu tiên ở Trung Quốc, sáu tuần sau ở Ý và một tuần sau đó ở hầu hết các nước Tây Âu, gần đây ở Mỹ và nhiều nước khác, một sự thử nghiệm chưa từng có với quy mô khổng lồ đã được bắt đầu: ra lệnh phong tỏa toàn bộ khu vực hoặc quốc gia. Ở Ý và Tây Ban Nha, mọi người được lệnh ở nhà, ngoại trừ “các hoạt động thiết yếu” (mua thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, đến bệnh viện hoặc làm các công việc cần thiết. Người Ý được khuyên ở nhà ngay cả vào ngày Pasquetta nổi tiếng, Easter Monday, nơi mọi người thường đổ về bờ biển hoặc nông thôn để tận hưởng một chuyến dã ngoại với gia đình và bạn bè. Rốt cục, người Ý thậm chí không được phép di chuyển từ làng này sang làng khác.

Trong khi việc thực hiện phong tỏa là khác nhau giữa các nước, vẫn có một số biện pháp phổ biến như:

  • Hạn chế ra khỏi nhà, trừ khi thực sự cần thiết (lệnh cấm ra đường hoặc lệnh ở nhà)
  • Cấm các cuộc tụ họp đông người bao gồm các buổi hòa nhạc, lễ hội, các cuộc mít tinh, thậm chí các sự kiện tôn giáo (Tian H 2020)
  • Đóng cửa các trường học
  • Đóng cửa tất cả các cửa hàng bán lẻ trừ các cửa hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu (thực phẩm, thuốc men, trạm xăng, sạp báo, v.v.)
  • Đóng cửa tất cả các ngành công nghiệp và nhà máy, trừ nơi cung cấp các sản phẩm thiết yếu
  • Đóng cửa biên giới với các nước láng giềng, cấm du lịch quốc tế. Một số trường hợp, hạn chế việc đi lại ngoài khu vực cư trú.

Việc phong tỏa đã được thực hiện trước đó để kiểm soát dịch bệnh ở các khu vực giới hạn và trong thời gian ngắn. Ngày 23 tháng 1, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện việc phong tỏa chặt chẽ và toàn diện tại thành phố 11 triệu dân, sau đó là mở rộng ra toàn tỉnh Hồ Bắc (WHO gọi đây là “điều chưa từng có trong lịch sử y tế công cộng”). Việc phong tỏa kéo dài 2 tháng.

Ý là quốc gia đầu tiên thực hiện việc phong tỏa toàn quốc vào ngày 9 tháng 3, tiếp đến là Đan Mạch (11 tháng 3), Ireland và Na Uy (12 tháng 3), Tây Ban Nha và Ba Lan (13 tháng 3), Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ ( 17 tháng 3) và các nước châu Âu khác. Đến ngày 26 tháng 3, đã có 1,7 tỷ người trên toàn thế giới bị hạn chế đi lại và nâng lên 3,9 tỷ người vào tuần đầu tiên của tháng 4 ứng với hơn một nửa dân số thế giới. Việc phong tỏa ở châu Âu ít nghiêm ngặt hơn ở Trung Quốc, cho phép các dịch vụ, ngành công nghiệp thiết yếu hoạt động và việc đi lại có lý do chính đáng.

Kết quả của việc phong tỏa

Kết quả mong đợi của các biện pháp phong tỏa là phá vỡ chuỗi lây truyền của SARS-CoV-2, dẫn đến việc giảm số ca nhiễm mới, số ca nhập viện và cuối cùng là số ca tử vong. Kết quả của các biện pháp phong tỏa có thể được đo lường bằng các con số sau:

  • Số người mắc SARS-CoV-2
  • Số người nhập viện vì COVID-19
  • Số bệnh nhân được điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực (ICU)
  • Số ca tử vong

Số người nhiễm SARS-CoV-2

Hình 1 đã chứng minh sớm nhất là bốn tuần sau khi phong tỏa Vũ Hán, các biện pháp nghiêm ngặt này mới có khả năng ngăn chặn dịch bệnh. Hình ảnh này trình bày các đường cong dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc với các trường hợp mắc bệnh được xác nhận bởi xét nghiệm theo ngày khởi phát triệu chứng (màu xanh) và ngày báo cáo (màu cam). Dữ liệu được tổng hợp vào ngày 20 tháng 2 năm 2020, bốn tuần sau khi bắt đầu các biện pháp kiểm dịch bao gồm phong tỏa gần 60 triệu người ở tỉnh Hồ Bắc cũng như hạn chế đi lại đối với hàng trăm triệu công dân Trung Quốc. Các cột màu xanh cho thấy (1) dịch bệnh tăng nhanh từ ngày 10-22 tháng 1, (2) các trường hợp được báo cáo (theo ngày khởi phát) đạt cực đại và duy trì trong khoảng thời gian từ 23 đến 28 tháng 1 và (3) giảm dần sau đó (ngoại trừ báo cáo tăng đột biến vào ngày 1 tháng 2). Dựa trên những dữ liệu này, chúng ta có thể dự đoán số trường hợp mắc bệnh được báo cáo sẽ giảm khoảng ba tuần sau khi thực hiện phong tỏa toàn bộ.

Hình 1. Sự bùng phát dịch ở Trung Quốc vào tháng 1/tháng 2 năm 2020. Các đường cong dịch tễ theo ngày khởi phát triệu chứng và ngày báo cáo vào ngày 20 tháng 2 năm 2020 đối với các trường hợp COVID-19 được xác nhận bằng xét nghiệm trên cả nước. Được sửa đổi từ Báo cáo của Phái đoàn chung WHO-Trung Quốc về bệnh virus corona 2019 (COVID-19). 16-24 tháng 2 năm 2020. https://www.who.int/publications-detail/report-of-the-who-china-joint-mission-on-coronavirus-disease-2019-(covid-19)

Tuy nhiên, số trường hợp mắc SARS-CoV-2 mới được chẩn đoán ít hữu ích hơn vì chúng liên quan mật thiết đến số lượng xét nghiệm đang được thực hiện và không phản ánh đúng số ca nhiễm đã có. Để biết con số thực sự, toàn bộ người dân sẽ cần phải được xét nghiệm nhiều lần, tất nhiên điều này là không thực tế. Các xét nghiệm PCR thường chỉ được thực hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng hoặc ở những người tiếp xúc gần với người mắc, còn lại hầu hết các trường hợp nhiễm không có triệu chứng sẽ bị bỏ sót. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh dựa trên xét nghiệm kháng thể dân số đang được thực hiện có thể giúp ước tính chính xác hơn về số người bị mắc bệnh trong quá khứ nhưng chúng sẽ không thể đo trực tiếp tỷ lệ mắc mới (nhiễm mới). Ước tính tỷ lệ mắc bệnh chính xác nhất chỉ có thể được thực hiện bằng mô hình toán học. Không quá bất ngờ, các mô hình dự đoán đầu tiên của dịch bệnh ở châu Âu đã tiết lộ rằng các trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận chỉ chiếm một phần nhỏ số người thực sự bị mắc bệnh. Một mô hình dựa trên số tử vong được ghi nhận ở 11 quốc gia châu Âu gợi ý rằng số người mắc bệnh thực sự cao hơn nhiều so với các trường hợp được ghi nhận (Flaxman 2020). Theo mô hình, tính đến ngày 28 tháng 3, tại Ý và Tây Ban Nha lần lượt có 5,9 triệu người và 7 triệu người có thể đã bị mắc SARS-CoV-2 (Bảng 2). Đức, Áo, Đan Mạch và Na Uy sẽ có tỷ suất tấn công thấp nhất (tỷ lệ dân số có tiếp xúc bị mắc bệnh). Nếu các giả định này được xác thực, số trường hợp thực sự sẽ nhiều hơn số trường hợp được báo cáo vào ngày 28 tháng 3 (Ý: 92,472; Tây Ban Nha: 73,235; Pháp: 37,575) đến gấp hai lần.

[Dữ liệu được cung cấp bởi Flaxman và cộng sự ngay lập tức được phân tích bởi một số nhà dịch tễ học. Thứ nhất: nếu vào ngày 28 tháng 3, số người mắc bệnh ở Ý là khoảng 6 triệu (với khoảng tin cậy là 2 đến 15 triệu) và nếu giả sử 18 ngày sau đó, tổng số người chết ở Ý là khoảng 30.000 (con số chính thức báo cáo vào ngày 15 tháng 4 là 21.645 trường hợp tử vong), tỷ lệ tử vong do nhiễm COVID-19 ở Ý có thể nằm trong khoảng 0,5% (0,19% -1,6%).

Thứ hai: nếu vào cuối tháng 3, khoảng 60% số ca tử vong ở Ý được báo cáo từ vùng Lombardy, thì 60% trong số 6 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 dự kiến ​​của Ý, tức 3,6 triệu, sẽ xảy ra ở một khu vực có dân số 10 triệu. Hơn nữa, 20% tổng số ca tử vong ở Ý được báo cáo từ tỉnh Bergamo, nơi có dân số 1,1 triệu người.]

Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh dựa trên xét nghiệm kháng thể đang được tiến hành ở một số nước châu Âu và Mỹ sẽ giúp sớm làm rõ những số liệu này. Theo kết quả sơ bộ của một cuộc khảo sát dân số tại Los Angeles County do USC công bố vào ngày 20 tháng 4 khi kiểm tra 863 người trưởng thành cho thấy khoảng 4,1% số người có kháng thể chống virus (USC News, ngày 20 tháng 4 năm 2020). Điều chỉnh tỷ lệ sai số thống kê cho thấy từ 2,8% đến 5,6% người trưởng thành tại Los Angeles County (khoảng từ 221.000 đến 442.000 người) đã bị mắc bệnh. Ước tính đó cao gấp 28 đến 55 lần so với 7,994 trường hợp được xác nhận mắc COVID-19 được ghi nhận ở Los Angeles County tại thời điểm nghiên cứu. Số ca tử vong liên quan đến COVID tại Los Angeles County sau đó đã vượt qua con số 600. Vào ngày 13 tháng 5, kết quả sơ bộ từ một nghiên cứu về kháng thể virus corona trên toàn quốc cho thấy có khoảng 5% công dân Tây Ban Nha đã nhiễm virus, với tỉ lệ hiện mắc cao vọt tại Madrid là 11,3%, khu vực trung tâm của Castilla y Leon là 14,2% và Castilla La Mancha là 13,5%. Con số này gấp khoảng 10 lần so với số trường hợp được chẩn đoán.

 

Bảng 2. Ước tính số người mắc bệnh kể từ ngày 28 tháng 3 năm 2020
Số tử vong vào ngày 28 tháng 3 tại quốc gia % dân số

mắc bệnh*

Số người mắc bệnh*
Áo
68
1.1% (0.36%-3.1%) 96,800
(31,680-272,800)
Bỉ
353
3.7% (1.3%-9.7%) 425,500
(149,500-1,115,500)
Đan Mạch
65
1.1% (0.40%-3.1%) 63,800
(23,200-179,800)
Pháp
2,314
3.0% (1.1%-7.4%) 2,010,000
(737,000-4,958,000)
Đức
433
0.2% (0.28%-1.8%) 166,000
(232,400-1,494,000)
Ý
10,023
9.8% (3.2%-26%) 5,919,200
(1,932,800-15,704,000)
Na-uy
23  
0.41% (0.09%-1.2%) 21,600
(4,860-64,800 )
Tây Ban Nha
5,982
15% (3.7%-41%) 7,035,000
(1,735,300-19,229,000)
Thụy Điển
105 
3.1% (0.85%-8.4%) 316,200
(86,700-856,800)
Thụy Sỹ
264  
3.2% (1.3%-7.6%) 275,200
(111,800-653,600)
Vương Quốc Anh
1,019
2.7% (1.2%-5.4%) 1,798,200
(799,200-3,596,400)
*trung bình (khoảng tin cậy 95%)

Nguồn dữ liệu: Flaxman S và cộng sự (Imperial College COVID-19 Response Team). Report 13: Estimating the number of infections and the impact of non-pharmaceutical interventions on COVID-19 in 11 European countries. 30 March 2020. DOI: https://doi.org/10.25561/77731

 

 

Nhập viện vì mắc COVID-19

Nhập viện do mắc COVID-19 thường được ghi lại và báo cáo trong hệ thống theo dõi chăm sóc sức khỏe thường quy. Một số quốc gia thường xuyên cập nhật số lượng người nhập viện vì mắc COVID-19 hàng ngày để nắm bắt xu hướng dịch. Ưu điểm của việc theo dõi số lượng nhập viện này là giúp phát hiện ra những thay đổi trong cơ chế lây lan sớm hơn so với các phương pháp chậm hơn như (tỷ lệ) nhập vào ICU  và tử vong (tỷ lệ tử vong). Tuy nhiên, việc nhập viện có những hạn chế (tiêu chí nhập viện được thay đổi theo từng địa điểm và được hiệu chỉnh sau một thời gian) và có thể bị ảnh hưởng bởi sự sẵn có của dịch vụ chăm sóc tại nhà chất lượng tốt hoặc sự sụp đổ của hệ thống y tế. Ngoài ra, nhiều quốc gia không công khai số lượng nhập viện và xuất viện hàng ngày (Garcia-Basteiro 2020).

Các đơn vị hồi sức tích cực (ICU)

Một chỉ số đáng tin cậy hơn về xu hướng dịch là số người được điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực. Tại Pháp, số lượng nhập vào ICU mới tại bệnh viện đã lên đến đỉnh điểm vào ngày 1 tháng 4 (Hình 2), trong khi sự thay đổi hàng ngày số người điều trị tại ICU (sự cân bằng giữa giữa người ra và vào ICU; Hình 3) bắt đầu âm một tuần sau đó. Tuy nhiên, số lượng này có thể bị ảnh hưởng bởi số lượng giường ICU cho bệnh nhân mắc COVID-19 và nhân viên y tế được đào tạo sẵn có. Nếu quá tải, các bệnh viện buộc phải hạn chế nhập viện và ưu tiên cho bệnh nhân có nhiều cơ hội sống sót hơn, hoặc bệnh nhân có thể chết tại nhà (Grasselli 2020). Ở hầu hết các nước đang phát triển, số lượng ICU rất ít sẽ khiến chỉ số này ít hữu dụng hơn.

Hình 4 cho thấy số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 hàng ngày được điều trị tại các đơn vị ICU ở Pháp.

Hình 2. Số lượng nhập vào ICU mới hàng ngày vì COVID-19 (trục y: Nouvelles admissions en réanimation).

Nguồn: Pandémie de Covid-19 en France, Wikipedia.

 

Hình 3. Sự thay đổi hàng ngày về số lượng người trong ICU vì COVID-19 (trục y: Variation des cas en réanimation).

Nguồn: Pandémie de Covid-19 en France, Wikipedia.

 

 

Hình 4. Số bệnh nhân mắc COVID-19 hàng ngày trong các đơn vị ICU (trục y: Personnes en réanimation).
Nguồn: Pandémie de Covid-19 en France, Wikipedia.

 

Số ca tử vong

Những người mắc bệnh không triệu chứng không được chú ý nhiều; ngay cả khi mắc bệnh với triệu chứng nhẹ đến trung bình cũng có thể không được chú ý đến. Nhưng tử vong thì không. Do đó, các trường hợp tử vong phản ánh tình hình thực tế COVID-19 tốt hơn số người mắc SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ cung cấp một hình ảnh về số lượng ca nhiễm trong 2-4 tuần trước đó (giả sử với thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian nằm viện).

Tuy nhiên, những con số này chưa hoàn thiện và sẽ cần được hiệu chỉnh sau này. (có thể tăng 10%, 30%, 50% hoặc nhiều hơn? Không ai biết được.) Ở Ý, đặc biệt là ở các khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất, một lượng người nhất định đã chết tại nhà và không được tính trong các số liệu thống kê chính thức. Dữ liệu về tỷ lệ tử vong chung ở các điểm nóng dịch bệnh ở Bắc Italy (ISS 2020) và ở Tây Ban Nha (Madrid) cho thấy tỷ lệ tử vong vượt mức do COVID-19 có thể gấp đôi con số được báo cáo chính thức. Ở Pháp, Anh, cũng như một số nước khác, số ca tử vong ở các cơ sở chăm sóc dài hạn ban đầu không được đưa vào số liệu thống kê chính thức. Hình 2 cho thấy số người chết mỗi ngày giảm khoảng ba tuần sau khi thực hiện các biện pháp phong tỏa (Ý: 8/10 tháng 3; Tây Ban Nha: 14 tháng 3).

Dữ liệu từ châu Âu cho thấy các biện pháp phong tỏa có hiệu quả nhưng thấp hơn so với Trung Quốc, cho thấy việc phong tỏa ít nghiêm ngặt hơn ở châu Âu. Cập nhật mỗi ngày sẵn có từ www.ourworldindata.org (Hình 5).

Để tính toán tỷ lệ tử vong vì COVID-19 vượt ngưỡng trong 1 năm, dựa trên tuổi, giới tính và các điền kiện ước đoán cụ thể, một công cụ trực tuyến hiện đã có sẵn (OurRisk.CoV). Đối với Vương quốc Anh, dự đoán có 293.991 ca tử vong trong một kịch bản “không làm gì cả”. Với chiến thuật giảm thiểu thiệt hại (tức là, các biện pháp ít nghiêm ngặt và tự nguyện hơn), các tác giả đã dự đoán chỉ từ 18.000 đến 37.000 ca tử vong (Banerjee 2020).

 

Hình 5. Số ca tử vong do mắc COVID-19 được xác nhận mỗi ngày, trung bình 3 ngày. Nguồn: www.ourworldindata.org

 

Khía cạnh đặc biệt của đại dịch

Đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật một số khía cạnh và bài học cụ thể cần ghi nhớ trong quá trình quản lý các đại dịch trong tương lai (bởi virus corona, virus cúm hoặc bởi các loại virus chưa được biết đến):

  • Đợt bùng phát dịch đầu tiên (Trung Quốc)
  • Bất ngờ hoặc thiếu sự chuẩn bị (Ý)
  • Không sẵn lòng để chuẩn bị (Anh, Mỹ, Brazil)
  • Chuẩn bị một phần (Pháp)
  • Chuẩn bị kĩ lưỡng (Đức)
  • Miễn dịch cộng đồng (Thụy Điển)
  • Dịch bùng phát muộn (Nam Mỹ)
  • Cách ly xuất sắc (New Zealand, Úc)
  • Kết cục chưa rõ (Châu Phi)

Đợt bùng phát dịch đầu tiên (Trung Quốc)

Giống với các quốc gia khác, Trung Quốc đã bị bất ngờ trước sự bùng phát của COVID-19, nhưng nhờ kinh nghiệm từ đại dịch SARS hồi năm 2003 (Kamps-Hoffmann 2003), họ đã có sự chuẩn bị cho điều này. Lúc đầu, dịch bệnh chỉ lây lan tại thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc (tháng 12 năm 2019) nhưng  sau đó, đã lan rộng ra đến tất cả các tỉnh thành vào tháng 1 năm 2020, vì lượng lớn người rời Vũ Hán từ trước Lễ hội mùa xuân (Zhong 2020, Jia JS 2020). Tuy nhiên, trong vòng 3 tuần kể từ khi chủng virus mới được xác định, chính phủ đã ra lệnh cách ly 50 triệu người ở thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, cũng như hạn chế sự đi lại của hàng trăm triệu công dân. Đây là một điều đáng kinh ngạc, khi lần đầu tiên trong lịch sử, loài người đã làm được điều mà ngay cả các chuyên gia cũng không dám mơ: kiềm chế dịch bệnh do một loại virus rất dễ lây lan (Lau 2020).

Chỉ bốn tuần sau khi phong tỏa Vũ Hán, đã có bằng chứng cho thấy các biện pháp nghiêm ngặt này có khả năng kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 (minh họa trong Hình 1/ trang 38). Bài học từ Trung Quốc: có thể phong tỏa toàn bộ một tỉnh hoặc cả quốc gia cũng và việc phong tỏa có hiệu quả. Một số nhà chức trách ở Tây bán cầu đã áp dụng những biện pháp này giống với Trung Quốc (ví dụ như Ý đã ra lệnh phong tỏa sau 18 ngày kể từ khi trường hợp nhiễm nội địa đầu tiên được xác định), trong khi đó các quốc gia khác lại không làm theo.

Chuẩn bị kĩ lưỡng (Đài Loan)

Vào ngày 7 tháng 6, Đài Loan (dân số 24 triệu người với mật độ 650 người/km2), báo cáo 443 người mắc và 7 người chết. Hầu hết các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không phải ca nhiễm nội địa. Tính đến ngày 6 tháng 4 năm 2020, 321 ca bệnh du nhập bởi công dân Đài Loan đã đến một trong 37 quốc gia khác để du lịch, kinh doanh, làm việc hoặc học tập (Liu JY 2020). Ngay từ đầu, Đài Loan đã rút kinh nghiệm về dịch SARS năm 2003 để tập trung vào việc bảo vệ sự an toàn của nhân viên y tế và tăng cường ứng phó với đại dịch COVID-19 (Schwartz 2020 + The Guardian, ngày 13 tháng 3 năm 2020). Một nghiên cứu ban đầu cho thấy, nếu chỉ xác định và cách ly bệnh nhân nhiễm có triệu chứng thì không đủ để ngăn chặn dịch bệnh, vì vậy họ đã đưa ra khuyến cáo về các biện pháp tổng quát hơn như giãn cách xã hội (Cheng HY 2020). Các phân tích dữ liệu lớn (Big Data) đã được sử dụng để ngăn chặn đại dịch. Tại một thời điểm, các nhà chức trách đề nghị tự giám sát và tự cách ly cho 627.386 người có khả năng đã tiếp xúc với hơn 3.000 hành khách của một du thuyền. Những vị khách này đã rời khỏi tàu tại cảng Keelung ở Đài Loan sau chuyến đi kéo dài 1 ngày, chỉ 5 ngày trước khi dịch COVID-19 được phát hiện trên tàu du lịch Diamond Princess vào ngày 5 tháng 2 năm 2020 (Chen CM 2020).

Tại thời điểm viết bài này, Đài Loan chắc chắn là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc kiểm soát và ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Bất ngờ hoặc thiếu sự chuẩn bị (Ý)

Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên bùng phát đại dịch. Kết quả giải trình tự bộ gen các mẫu nhiễm SARS-CoV-2 cho thấy rằng virus đã du nhập vào Ý cùng lúc từ nhiều nguồn (Giovanetti 2020). Mặc dù trường hợp nhiễm nội địa đầu tiên được chẩn đoán vào ngày 20 tháng 1, nhưng quy mô của vụ dịch cho thấy virus đã lưu hành tại Ý từ nhiều tuần trước đó, có thể sớm nhất là vào ngày 1 tháng 1 (Cereda 2020).

Tuy nhiên, thật không đơn giản để giải mã các dấu hiệu tinh tế của cơn bão sắp đến. Trong mùa cúm hàng năm, tử vong do COVID-19 ở người cao tuổi có thể dễ dàng được hiểu là tử vong do cúm. Ngược lại, trong số nhóm tuổi hoạt động xã hội năng động nhất, những người trẻ tuổi chen chúc trong các quán bar, nhà hàng và vũ trường, sự lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 thường không gây ra các triệu chứng đe dọa đến tính mạng ngay. Trước khi được phát hiện, dịch bệnh đã có thời gian ít nhất là một tháng để phát triển.

Có một lý do nữa cho sự chậm trễ trong việc phát hiện vụ dịch ở Ý đáng được đề cập là: “định nghĩa các ca bệnh nghi ngờ “của Ý. Định nghĩa này bao gồm (tương tự như định nghĩa ca bệnh nghi ngờ theo khuyến nghị của WHO vào thời điểm đó) các tiêu chí dịch tễ học bắt buộc về ‘tiền sử du lịch đến Trung Quốc hoặc tiếp xúc với một người từ Trung Quốc”, khi có các tiêu chí này thì mới được làm xét nghiệm PCR. Việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này đã không khuyến khích việc xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ mắc viêm phổi nhưng không có mối liên hệ rõ ràng nào với Trung Quốc (điều cuối cùng sẽ xảy ra ở mọi nơi sau khi những người nhiễm không triệu chứng đầu tiên đã lây nhiễm). Một bác sĩ gây mê người Ý có tên là Mattia đã yêu cầu xét nghiệm PCR cho bệnh nhân số 1 vì cho rằng “đây trách nhiệm của cá nhân bác sĩ và không gắn liền với các hướng dẫn của Bộ Y tế”.

Vẫn chưa rõ lý do tại sao dịch bệnh có một sự chuyển biến mạnh mẽ như vậy ở khu vực phía bắc nước Ý, đặc biệt ở vùng Lombardy (Gedi Visual 2020), trong khi các khu vực khác, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, lại không hoặc ít bị ảnh hưởng. Đáng chú ý, hệ thống y tế ở Ý được vận hành theo từng vùng và trong một thời gian dài, vùng Lombardy đã ưu tiên phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe chủ yếu là tư nhân và bệnh viện với cơ sở hạ tầng vượt bậc nhưng các dịch vụ dành cho cộng đồng lại rất nghèo nàn. Chính vì vậy, khi đại dịch xảy ra, bệnh nhân đã nhanh chóng đi đến bệnh viện, ngay cả những người có triệu chứng nhẹ, dẫn đến quá tải các dịch vụ cấp cứu và hậu quả là hình thành các ổ dịch lây lan tại bệnh viện. Một hệ thống phi tập trung và dựa vào cộng đồng hơn như ở vùng Veneto (cộng với một chút may mắn) đã có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Lombardy. Ngoài ra, Ý đã không cập nhật cũng như thực hiện kế hoạch phòng chống đại dịch quốc gia năm 2006 (https://www.saluteinternazionale.info/2020/04/cera-una-volta-il-piano-pandemico). Thiếu sự chuẩn bị và chồng chéo trách nhiệm giữa các bên liên quan đã cản trở lớn đến cách thức ứng phó đại dịch ở mỗi vùng và chính quyền trung ương.

Không sẵn lòng để chuẩn bị/ phủ nhận (Anh, Mỹ, Brazil)

Ở Anh, sự điều động chính trị vụng về đã trì hoãn việc bắt đầu các biện pháp phong tỏa trong hơn một tuần. Khi dịch bệnh tăng lên gấp đôi sau mỗi 7 ngày (Li 2020), ước tính có đến lần lượt 50% và 75% các trường hợp tử vong có thể đã được ngăn chặn nếu thực hiện phong tỏa hoặc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trước đó một hoặc hai tuần. Dữ liệu ban đầu từ Ireland và Vương quốc Anh dường như chứng minh cho giả thuyết này.

Giống như Iran, nơi chính phủ đã che đậy tin tức về virus corona trong ba ngày nhằm tránh ảnh hưởng đến cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 21 tháng 2, các chính trị gia trong nước (BMJ, ngày 6 tháng 3 năm 2020) đã làm ảnh hưởng đến phản ứng phòng chống dịch bệnh ở Mỹ. Các khuyến cáo khoa học từ CDC và các tổ chức y tế công cộng quốc gia khác đã bị phớt lờ (The Lancet 2020). Mỹ hiện là quốc gia có số ca mắc và tử vong cao nhất (2 triệu ca mắc và hơn 110.000 ca tử vong vào ngày 7 tháng 6). Nếu không gặp phải sự thiếu lãnh đạo chưa từng có này, thì có lẽ phần lớn những cái chết tại Mỹ đã được ngăn chặn.

Brazil – cũng chẳng phải là một ví dụ điển hình về một chính phủ hoạt động hiệu quả, đất nước này đang trên đường trở thành quốc gia có số người chết cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

Chuẩn bị một phần (Pháp)

Pháp là quốc gia đã có sự chuẩn bị “một phần” trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch. Trong đợt bùng phát đầu tiên gần Mulhouse, các bệnh viện đã bị quá tải. Mặc dù kế hoạch phòng chống dịch được cập nhật và thiết kế tốt (https://www.gouvernement.fr/risques/plan-pandemie-grippale), nhưng các thiết bị bảo hộ an toàn trên toàn quốc đều thiếu hụt; đặc biệt là khẩu trang sau quyết định được đưa ra bởi chính phủ của ông Hollande về việc giảm trữ lượng 1,7 tỷ khẩu trang bảo vệ (phẫu thuật và FFP2) trong năm 2009 xuống còn 145 triệu khẩu trang phẫu thuật vào năm 2020 (“Chúng ta sẽ không quản lý thị trường khẩu trang, nó đắt đỏ, bởi vì chúng ta phải tiêu hủy chúng mỗi 5 năm một lần. Nous n’allons pas gérer des stocks de masques, c’est coûteux, parce qu’il faut les détruire tous les cinq ans.”)  (Le Monde 200506).

Tuy nhiên, nhờ có Ý, Pháp đã có một lợi thế quan trọng: thời gian. Họ đã có vài tuần để rút ra bài học kinh nghiệm từ các sự kiện ở Lombardy, Ý. Vào cuối tuần, ngày 21 tháng 3, từ ngày này qua ngày khác, bệnh nhân liên tục đổ vào các bệnh viện ở vùng Greater Paris, số giường của đơn vị hồi sức tích cực đã tăng từ 1.400 lên 2.000 từ tuần trước. Hơn nữa, hai năm trước, trong đợt tập huấn mô phỏng một cuộc tấn công khủng bố lớn, Pháp đã thử nghiệm việc sử dụng tàu cao tốc TGV để vận chuyển người bệnh. Ở đỉnh điểm của dịch COVID, hơn 500 bệnh nhân đã được sơ tán khỏi các tâm dịch như Alsace và khu vực Greater Paris đến các khu vực có số ca mắc ít hơn. Các tàu cao tốc và máy bay chuyên biệt đã được sử dụng để vận chuyển bệnh nhân với khoảng cách lớn như Brittany và khu vực Bordeaux ở phía Tây Nam, cách Paris 600 km và Mulhouse 1000 km. Về mặt hậu cần, đây là một thành công vĩ đại của Pháp trong việc quản lý giường bệnh ICU.

Đội ngũ các nhà virus học với chất lượng chuyên môn cao, mạng lưới phòng thí nghiệm và bác sĩ gia đình khổng lồ (Đức)

Tỷ lệ tử vong của Đức thấp hơn so với các nước khác. Người ta cho rằng lý do chính cho sự khác biệt này chỉ đơn giản là xét nghiệm. Trong khi các quốc gia khác chỉ tiến hành xét nghiệm với số lượng hạn chế, chỉ dành cho các bệnh nhân lớn tuổi bệnh nặng, thì Đức lại thực hiện nhiều xét nghiệm hơn kể cả các trường hợp bệnh nhẹ ở người trẻ tuổi (Stafford 2020). Càng nhiều người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được xét nghiệm, tỷ lệ tử vong càng thấp. Các xét nghiệm PCR đáng tin cậy đã được sản xuất vào cuối tháng 1 từ tập đoàn Drosten tại Berlin’s Charité (Corman 2020).

Hơn nữa, trong hệ thống y tế công cộng của Đức, xét nghiệm SARS-CoV-2 không chỉ giới hạn ở các phòng xét nghiệm trung ương như ở nhiều quốc gia khác mà nó có thể được tiến hành tại các phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn trong cả nước. Trong vòng vài tuần, công suất tổng thể đạt tới nửa triệu xét nghiệm PCR mỗi tuần. Tỷ lệ tử vong thấp tương tự như ở Hàn Quốc, một quốc gia khác có tỷ lệ xét nghiệm cao.

Cuối cùng, một lý do quan trọng khác giải thích cho tỷ lệ tử vong thấp ở Đức có thể là sự phân bố độ tuổi. Trong những tuần đầu tiên, hầu hết người bị nhiễm bệnh đến từ các lễ hội hoặc kì nghỉ trượt tuyết. Phần lớn dưới 50 tuổi và tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi này thấp hơn rõ rệt so với người cao tuổi.

Miễn dịch cộng đồng (Thụy Điển)

Thụy Điển chưa bao giờ thực sự áp dụng biện pháp phong tỏa, chỉ dựa vào người dân (tự nguyện) để thực hiện giãn cách xã hội cá nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa khác để hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2. Kết quả là, Thụy Điển có tỷ lệ tử vong là 461 trên một triệu dân (theo số liệu ngày 7 tháng 6 năm 2020), một tỷ lệ quá chênh lệnh khi so sánh với Đan Mạch (101) và Na Uy (44), khi hầu hết các trường hợp tử vong chỉ xảy ra tại các viện dưỡng lão và cộng đồng người nhập cư. Đáng chú ý, cuộc khảo sát kháng thể đầu tiên ở Stokholm cho thấy chỉ có khoảng 7% cư dân bị nhiễm SARS-COV-2 vào cuối tháng Tư. Tệ hơn nữa, Thụy Điển đã chẳng thu được lợi ích nào về mặt kinh tế kể cả khi không áp dụng biện pháp phong tỏa, khi mà nền kinh tế ở quốc gia này dường như cũng bị ảnh hưởng tương đương với các nước khác của châu Âu (Financial Times, ngày 10 tháng 5 năm 2020).

Để biết thêm chi tiết về miễn dịch cộng đồng, hãy xem Randolph 2020.

Dịch bùng phát muộn (Nam Mỹ)

Những tháng đầu năm 2020, Nam Mỹ có số trường hợp mắc tương đối thấp (Haider 2020). Thực tế, dịch bệnh tại đây bùng phát muộn hơn khoảng 4 tuần so với châu Âu (xem www.worldometers.info/coronavirus). Hiện nguyên nhân của sự chậm trễ này vẫn chưa được rõ ràng, có thể là sự xâm nhập của SARS-CoV-2 từ khu vực bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc vào Nam Mỹ chậm hơn hoặc do các yếu tố khác (cường độ ánh nắng mặt trời? Guasp 2020). Tuy nhiên, theo WHO, Nam Mỹ chưa phải là tâm dịch mới của đại dịch COVID-19, khi Brazil (374.000 trường hợp nhiễm và hơn 23.000 ca tử vong, ngày 27 tháng 5) báo cáo có nhiều ca mắc hơn bất kì quốc gia nào khác ở Nam Mỹ.

Cách ly xuất sắc (New Zealand, Úc)

Với 102 trường hợp tử vong ở Úc, 21 ở New Zealand và không có trường hợp tử vong nào ở vùng Polynesia thuộc Pháp, Fiji, New Caledonia và Papua New Guinea, Châu Đại Dương là khu vực ít bị ảnh hưởng nhất trên thế giới. Sự cách biệt về địa lý có thể giúp các quốc gia này trở thành khu vực không có ca mắc COVID nào nữa đầu tiên trên thế giới. Du lịch quốc tế đến New Zealand và Úc vẫn bị cấm và có thể phải chịu các biện pháp cách ly trong một thời gian khá dài.

Kết cục chưa rõ

Khả năng lây lan của SARS-CoV-2, cộng với sự thiếu hụt các trang thiết bị và phương tiện y tế quan trọng, cùng với những thách thức trong việc thực hiện cách ly quy mô lớn (Wells 2020), được cho sẽ có tác động nặng nề đối với các nước châu Phi. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, những dự đoán vẫn chưa trở thành sự thật. Mặc dù đã có vài trăm trường hợp tử vong được báo cáo từ một số ít quốc gia (<10), nhưng dịch bệnh COVID-19 ở Châu Phi chưa là gì so với tình hình ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.

Tuy nhiên, nên thận trọng trước khi đưa ra giả thuyết về hiện tượng “ngoại lệ” của Phi Châu do các yếu tố như nhân khẩu học (dân số trẻ hơn) hoặc trước đó đã ‘phơi nhiễm với nhiều mầm bệnh khác nhau”. Một vài số liệu chính thức có thể đánh giá thấp, một cách vô tình hay cố ý, do có những trở ngại trong việc báo cáo. Ở một số thành phố, như Kano ở Nigeria, các vụ dịch lớn có thể đã xảy ra. Thời báo New York đưa tin vào ngày 17 tháng 5, “rất nhiều bác sĩ và y tá đã bị nhiễm SARS-CoV-2 khiến rất ít bệnh viện chịu nhận thêm bệnh nhân mới”. Có thể những người đào mộ sẽ phải làm việc thêm giờ. Tương tự, các quan chức tại Mogadishu, Somalia cho biết công việc chôn cất đã tăng lên gấp ba lần. Tại Tanzania, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã cảnh báo về nguy cơ số ca mắc sẽ “tăng trưởng theo cấp số nhân” và các bệnh viện đã “quá tải” ở nước này (The Guardian, ngày 19 tháng 5).

Vẫn còn quá sớm để nói trước về diễn tiến của đại dịch COVID-19 ở Châu Phi. Như minh họa từ tình hình ở Nam Mỹ, đại dịch có thể bị “muộn “vài tuần hoặc vài tháng nhưng ảnh hưởng vẫn sẽ rất nặng nề.

Gỡ bỏ phong tỏa

Trong những tháng tới, tất cả các quốc gia sẽ phải tìm cách cân bằng giữa lợi ích kinh tế và số lượng bệnh nhân ICU nằm trong giới hạn có thể kiểm soát được. Chiến lược gỡ bỏ phong tỏa phải luôn luôn bao gồm:

  • Tăng cường năng lực xét nghiệm quốc gia để đảm bảo tất cả mọi người có nhu cầu đều được xét nghiệm PCR;
  • Hệ thống truy vết hiệu quả;
  • Năng lực cách ly cho những người dương tính hoặc người có tiếp xúc gần.

Không phải quốc gia nào cũng có thể đáp ứng các yêu cầu quan trọng này, dấy lên mối lo ngại về khả năng bùng phát các ổ dịch mới. Để tạo thuận lợi cho việc lập danh sách những người có nguy cơ, một số quốc gia đang xem xét phát triển các ứng dụng điện thoại thông minh có thể ghi nhận lịch sử tiếp xúc giữa các điện thoại và gửi tin nhắn cảnh báo đến người dùng có tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính. Tuy nhiên, vẫn còn những tranh luận giữa một hệ thống tập trung (nơi dữ liệu cá nhân sẽ được lưu trữ tại một server tập trung của chính phủ) với một hệ thống phi tập trung (nơi dữ liệu chỉ được lưu giữ trên điện thoại). Chưa có hệ thống nào đạt được sự đồng thuận, và tính khả thi cũng như hữu ích của các ứng dụng này vẫn cần phải được chứng minh.

Vào đầu tháng 6 năm 2020, hầu hết các quốc gia đã bắt đầu bình thường hóa và khôi phục các hoạt động kinh tế và xã hội. Biên giới châu Âu sẽ mở cửa trở lại và du lịch dự kiến ​​cũng sẽ hoạt động, mặc dù mức độ bị giảm nhiều (50%?) so với các năm trước.

Áo Đức đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa trong khoảng 6 tuần, và ngoài một số cụm dịch ở Đức, hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy một làn sóng đại dịch thảm khốc thứ hai xảy ra như lo ngại của một số tác giả trước đó. Ý bắt đầu “Giai đoạn 2”, vào ngày 4 tháng 5, với bốn triệu người trở lại làm việc, các cửa hàng mở cửa, nới lỏng lệnh hạn chế người dân di chuyển, bao gồm cả việc thăm hỏi người thân. Số lượng các trường hợp nhiễm mới và tử vong tiếp tục giảm ở khắp mọi nơi, ngoại trừ ở Lombardy. Tuy nhiên, các trường học sẽ vẫn đóng cửa cho đến tháng Chín. Tây Ban Nha cũng nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ ngày 2-4 tháng Năm, cho phép đi lại thoải mái hơn và hoạt động thể thao ngoài trời được tổ chức. Pháp đã chấm dứt một phần phong tỏa vào ngày 11 tháng 5, ngoại trừ một số “khu vực đỏ” sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, các “khu vực xanh lá” sẽ dần được dỡ bỏ các biện pháp này.

Tại Hoa Kỳ, các tiểu bang đã thiết lập thời gian biểu của riêng mình để áp dụng và nới lỏng các biện pháp phong tỏa, với xu hướng chung là tiếp tục khôi phục các hoạt động xã hội mặc kệ sự lây lan của virus và tỷ lệ tử vong cao do COVID-19. Chính phủ Vương quốc Anh, quốc gia thực hiện lệnh phong tỏa muộn hơn, cũng tuyên bố nới lỏng các biện pháp này vào ngày 15 tháng Sáu.

Thụy Điển chưa bao giờ thực sự áp dụng biện pháp phong tỏa, trông đợi người dân áp dụng các phương pháp giãn cách xã hội cũng như các biện pháp bảo vệ khác. Hiện nay, do tỷ lệ tử vong cao hơn so với các nước láng giềng, đất nước này đang phải chịu áp lực từ dư luận nhằm thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hơn.

Ở tất cả các quốc gia, hầu hết các hoạt động cũng sẽ dần trở lại, nhưng việc cân bằng giữa tối đa hóa hoạt động kinh tế và tránh làn sóng COVID-19 mới sẽ cần được cân nhắc và đánh giá cẩn thận:

  • Khuyến cáo rửa tay thường xuyên, khử trùng, giãn cách (cửa hàng) và đeo khẩu trang (trên các phương tiện công cộng hay những nơi đông người khác);
  • Giãn cách trong các rạp chiếu phim, sân khấu và nhà hát, và xem xét các kế hoạch giám sát phòng ngừa trong trường hợp người tham gia không may nhiễm bệnh;
  • Cấm các sự kiện và hoạt động đông người khiến mọi người cách nhau dưới một mét (sự kiện thể thao, buổi hòa nhạc, sàn nhảy, lễ hội, quán rượu, v.v.);
  • Thực hiện yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng (Anfinrud 2020);
  • Trong trường hợp dịch bùng phát tại địa phương, khuyến cáo hạn chế đi lại đối với người dân và xem xét áp dụng các biện pháp đặc biệt đối với các nhóm dân số có nguy cơ cao (ví dụ: người cao tuổi, người có tình trạng sức khỏe khiến họ có nguy cơ mắc COVID-19 nặng).

Vài hoạt động vẫn sẽ bị cấm chưa biết đến khi nào, có thể là đến khi vắc-xin được phổ biến.

Ở một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, dịch bệnh còn lâu mới kết thúc khi có nhiều ca mắc và tử vong mới được báo cáo mỗi ngày. Do đó, có vẻ như quyết định gỡ bỏ phong tỏa là do sự cần thiết về kinh tế hơn là một lý do dịch tễ học thỏa đáng. Trong “hiệp đấu thứ hai” của trận chiến sống còn giữa “COVID và Nhân loại”, các nhà kinh tế đang quay lại và ghi được nhiều bàn hơn so với các quan chức y tế công đồng.

Tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 chắc chắn là chưa từng có. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm xuống 3% . Trong một cuộc suy thoái vào thời bình chưa từng có tiền lệ trong gần một thế kỷ, các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh có thể bị suy giảm kinh tế từ 5,9% đến 7,5%1. Xét về mặt kinh tế, xã hội và chính trị, phong tỏa kéo dài là biện pháp không bền vững. Điều đã được thực hiện một lần trước đó – tự cách ly dân số trong nhiều tháng- có thể sẽ không lặp lại nữa.

“Giấy thông hành COVID”

Ở các quốc gia bị COVID-19 tàn phá dữ dội, hàng chục nghìn người đã chết. Những người sống sót sau khi bị bệnh nặng hoặc có triệu chứng nhẹ hơn, có hoặc không nhập viện, sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 (Zhang 2020, Okba 2020). Thậm chí những người bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng, cũng sẽ có kháng thể. Đã có hàng triệu người ở Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ có kháng thể SARS-CoV-2.[1]

Đầu tháng 6 năm 2020, chúng ta vẫn không thể chắc chắn liệu các kháng thể có thể bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng thứ phát trong bao lâu. Vào ngày 24 tháng 4, WHO đã đưa ra Bản Tóm Lược Khoa Học với tuyên bố rằng “Không có bằng chứng nào cho thấy những người đã mắc COVID-19 sẽ không bị mắc bệnh một lần nữa”( WHO 200424). Tuy nhiên, gần đây, các kháng thể trung hòa chống lại SARS-CoV-2 đã được phát hiện ở hầu hết các nhân viên bệnh viện được lấy mẫu từ ngày thứ 13 sau khi xuất hiện các triệu chứng của COVID-19 (n = 160) (Fafi-Kremer 2020; xem Le Monde, 27 tháng 5), không có lý do vì sao họ lại không có, khi mà người nhiễm có triệu chứng đã lành bệnh, bởi dựa trên kiến ​​thức chung về nhiễm coronavirus, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng các kháng thể trung hòa có khả năng bảo vệ cơ thể. Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để chứng minh điều này, nhưng rất có thể một khi đã hồi phục, bệnh nhân sẽ không dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 lần thứ hai, thậm chí nếu bị nhiễm với triệu chứng nhẹ, họ cũng ít có khả năng lây bệnh cho người khác.

Điều này đã dẫn đến những suy đoán về việc có thể đưa ra “hộ chiếu kháng thể” (antibody passport) SARS-CoV-2 hoặc Giấy thông hành COVID. Những người có kháng thể trung hòa (kháng thể được cho có khả năng bảo vệ cơ thể sau khi nhiễm COVID-19 dù có hay không có triệu chứng và không có khả năng lan truyền virus) sẽ được phép tự do di chuyển. Chile, Đức và Vương quốc Anh cùng nhiều quốc gia khác, đã cân nhắc việc thực hiện các giấy chứng nhận để công nhận một người đã mắc bệnh và hồi phục sau khi nhiễm COVID-19. “Chứng nhận” này sau đó sẽ cho phép những người này tham gia vào hoạt động kinh tế cũng như chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng có nguy cơ cao. Mục đích của việc này là nhằm tạo ra “lá chắn miễn dịch” ở quy mô cộng đồng, bằng cách khuếch đại tỷ lệ tương tác giữa các cá thể đã lành bệnh với các cá nhân chưa rõ tình trạng (Weitz 2020).

Vẫn có những lo ngại đáng kể khi thực hiện việc cấp phép, điều này có thể dẫn đến sự kì thị, hay làm giảm sự bình đẳng trong điều trị. Do đó, việc cấp phép dựa trên miễn dịch cần được thực hiện một cách cẩn trọng nhằm đảm bảo tính đạo đức khi áp dụng vào thực tế (Persad 2020), ngược lại phải có ít nhất 10 lý do chính đáng chứng minh giấy thông hành COVID (hay hộ chiếu miễn dịch) là một ý tưởng tồi (Kofler 2020), mà lý do trước hết là hạn chế quyền tự do, công bằng và sức khỏe cộng đồng.

Tại thời điểm hiện tại, một kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với SAS-CoV-2 có thể hữu ích cho các cơ sở y tế để xác định được người nào, trong số các nhân viên y tế, được phép tiếp xúc gần với bệnh nhân nghi ngờ hay đã được xác định mắc COVID-19.

Làn sóng thứ hai

Cho đến bây giờ, vào tháng 6 năm 2020, làn sóng thứ hai của đại dịch COVID, theo giả thuyết trong một nghiên cứu của Ferguson (Ferguson 2020; hình 6) vẫn chưa trở thành hiện thực. Nghiên cứu dự đoán rằng miễn là hầu hết mọi người không có khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2, thì việc dỡ bỏ các biện pháp nghiêm ngặt “Ở yên trong nhà”, như giãn cách xã hội tuyệt đối và cách ly tại nhà chắc chắn sẽ khiến dịch bệnh bùng phát trở lại.

 

Hình 6. Tác động của các can thiệp phi dược phẩm (non-pharmaceutical interventions-NPI) nhằm giảm tỷ lệ tử vong và nhu cầu chăm sóc sức khỏe do COVID-19 (Nguồn: Ferguson 2020)

Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi. Ngày nay, sốt, ho, mất khứu giác và nhiều triệu chứng tinh tế của COVID thường sẽ kích hoạt một loạt hành động ngay lập tức để chứng minh hoặc bác bỏ tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính. Sau đó, một nhiễm trùng cấp tính lại kích hoạt một việc tương tự ngay lập tức bao gồm truy vết tiếp xúc, xét nghiệm và cách ly. Ngoài ra, nhiều người sau đợt bùng phát đầu tiên đã thay đổi hành vi và hạn chế các cuộc tụ họp đông người. Họ đã hiểu rằng các biện pháp giãn cách xã hội cần được thực hiện song song với xét nghiệm rộng rãi và truy vết tiếp xúc để chấm dứt được đại dịch (Giordano 2020 + ít thực tế hơn, Peto 2020).

Miễn dịch cộng đồng, khái niệm được giới thiệu rộng rãi đến công chúng bởi một chính trị gia ngu ngốc, sẽ không có trong chương trình nghị sự trong một thời gian dài. Hiện tại, không một quốc gia nào gần đạt được miễn dịch cộng đồng cả. Ngay cả trong các tâm dịch trước đây như Vũ Hán, tỷ lệ dương tính SARS-CoV-2 IgG chỉ là 9,6% trong số 1.021 người xin cấp phép (xét nghiệm axit nucleic SARS‐CoV‐2 cần phải âm tính) (Wu X 2020). Một nghiên cứu của Pháp dự đoán tỷ lệ nhiễm bệnh là 2,8 triệu người hoặc 4,4% (trong khoảng: 2.8–7.2) ở Pháp. Ở Los Angeles, tỷ lệ lưu hành kháng thể là 4,65% (Sood 2020). (Và thậm chí con số thấp này có thể bị sai lệch vì những người có triệu chứng có thể tham gia vào nghiên cứu nhiều hơn.) Một nghiên cứu về kháng thể của virus corona gần đây ở Tây Ban Nha cho thấy khoảng 5% dân số bị nhiễm virus. Những tỷ lệ lây nhiễm này rõ ràng là chưa đủ để có thể hình thành miễn dịch chống lại đợt dịch thứ hai (Salje 2020).

Virus corona đã đi một chặng đường dài (Weiss 2020) và sẽ ở lại với chúng ta trong một thời gian nữa. Có rất nhiều câu hỏi: Khi nào chúng ta sẽ được đi lại khắp thế giới tự do? Ngành hàng không sẽ cần bao nhiêu năm để có thể trở về như trước? Liệu chúng ta sẽ có xu hướng đi nghỉ gần nhà hơn? Chúng ta sẽ đeo khẩu trang trong nhiều năm? Liệu sẽ sớm có bất kỳ lễ hội, sự kiện nào về đêm với đám đông người nhảy múa, la hét và uống rượu ở bất kỳ thành phố nào trên thế giới?

Người Pháp có một công thức cực kì chính xác để thể hiện sự không sẵn lòng khi sống trong một thế giới mà bạn không nhận ra: “Un monde de con!” (một thế giới ngu ngốc). May mắn thay, chúng ta có thể bước ra khỏi sự ngu ngốc này nhờ vào một cộng đồng khoa học lớn hơn, mạnh hơn và nhanh hơn bao giờ hết. (nhân tiện, liệu các chính trị gia hoài nghi về khoa học có nên bị sa thải? Vâng, làm ơn! Đến lúc rồi!) Cho đến hôm nay, chúng ta không biết đại dịch sẽ kéo dài bao lâu, với cường độ thế nào và mang đến sự chết chóc ra sao. Chúng ta đang trải qua một thời kì nhiều biến động và trong những tháng tới, chúng ta sẽ cần phải linh hoạt, kiên cường và sáng tạo, tìm kiếm giải pháp mà không ai có thể nghĩ ra chỉ vài tháng trước đó. Chắc chắn, khoa học sẽ dẫn lối chúng ta. Nếu chúng ta có thể du hành đến tương lai trong ba năm tới và đọc lại câu chuyện về COVID-19, chúng ta sẽ không tin vào mắt mình.

Tài liệu tham khảo

Ainslie K et al. (Imperial College COVID-19 Response Team). Report 11: Evidence of initial success for China exiting COVID-19 social distancing policy after achieving containment. 24 March 2020. DOI: https://doi.org/10.25561/77646

Anfinrud P, Stadnytskyi V, Bax CE, Bax A. Visualizing Speech-Generated Oral Fluid Droplets with Laser Light Scattering. N Engl J Med. 2020 Apr 15. PubMed: https://pubmed.gov/32294341. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMc2007800

Bae S, Kim MC, Kim JY, et al. Effectiveness of Surgical and Cotton Masks in Blocking SARS-CoV-2: A Controlled Comparison in 4 Patients. Ann Intern Med. 2020 Apr 6. pii: 2764367. PubMed: https://pubmed.gov/32251511 . Full-text: https://doi.org/10.7326/M20-1342

Baggett TP, Keyes H, Sporn N, Gaeta JM. Prevalence of SARS-CoV-2 Infection in Residents of a Large Homeless Shelter in Boston. JAMA. 2020 Apr 27. pii: 2765378. PubMed: https://pubmed.gov/32338732. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.6887

Banerjee A, Pasea L, Harris S, et al. Estimating excess 1-year mortality associated with the COVID-19 pandemic according to underlying conditions and age: a population-based cohort study. Lancet. 2020 May 12. PubMed: https://pubmed.gov/32405103. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30854-0 – OurRisk.CoV (online tool): http://covid19-phenomics.org/PrototypeOurRiskCoV.html

Bao L, Deng W, Gao H, et al. Reinfection could not occur in SARS-CoV-2 infected rhesus macaques. BioRxiv, 12 March 2020. Full-text: https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2020.03.13.990226v1

Böhmer MM, Buchholz U, Corman VM. Investigation of a COVID-19 outbreak in Germany resulting from a single travel-associated primary case: a case series. Lancet Infect Dis 2020, May 15. Full-text: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(20)30314-5/fulltext

Burki T. Prisons are “in no way equipped” to deal with COVID-19. Lancet. 2020 May 2;395(10234):1411-1412. PubMed: https://pubmed.gov/32359457. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30984-3.

Cai J, Sun W, Huang J, Gamber M, Wu J, He G. Indirect Virus Transmission in Cluster of COVID-19 Cases, Wenzhou, China, 2020. Emerg Infect Dis. 2020 Mar 12;26(6). PubMed: https://pubmed.gov/32163030. Fulltext: https://doi.org/10.3201/eid2606.200412

Cai J, Sun W, Huang J, Gamber M, Wu J, He G. Indirect Virus Transmission in Cluster of COVID-19 Cases, Wenzhou, China, 2020. Emerg Infect Dis. 2020 Mar 12;26(6). PubMed: https://pubmed.gov/32163030. Fulltext: https://doi.org/10.3201/eid2606.200412

Cereda D, Tirani M, Rovida F, et al. The early phase of the COVID-19 outbreak in Lombardy, Italy. Preprint. Full-text: https://arxiv.org/abs/2003.09320

Chan JF, Yuan S, Kok KH, et al. A familial cluster of pneumonia associated with the 2019 novel coronavirus indicating person-to-person transmission: a study of a family cluster. Lancet. 2020 Feb 15;395(10223):514-523. PubMed: https://pubmed.gov/31986261. Fulltext: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30154-9

Chan KH, Yuen KY. COVID-19 epidemic: disentangling the re-emerging controversy about medical face masks from an epidemiological perspective.  Int J Epidem March 31, 2020. dyaa044, full-text: https://doi.org/10.1093/ije/dyaa044

Chang L, Zhao L, Gong H, Wang L, Wang L. Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 RNA Detected in Blood Donations. Emerg Infect Dis. 2020 Apr 3;26(7). PubMed: https://pubmed.gov/32243255. Full-text: https://doi.org/10.3201/eid2607.200839

Chao CYH, Wan MP, Morawska L, et al. Characterization of expiration air jets and droplet size distributions immediately at the mouth opening. J Aerosol Sci. 2009 Feb;40(2):122-133. PubMed: https://pubmed.gov/32287373. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.jaerosci.2008.10.003

Chen CM, Jyan HW, Chien SC, et al. Containing COVID-19 Among 627,386 Persons in Contact With the Diamond Princess Cruise Ship Passengers Who Disembarked in Taiwan: Big Data Analytics. J Med Internet Res. 2020 May 5;22(5):e19540. PubMed: https://pubmed.gov/32353827. Full-text: https://doi.org/10.2196/19540.

Chen N, Zhou M, Dong X, et al. Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study. Lancet. 2020 Feb 15;395(10223):507-513. PubMed: https://pubmed.gov/32007143. Fulltext: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30211-7

Cheng HY, Jian SW, Liu DP, Ng TC, Huang WT, Lin HH; Taiwan COVID-19 Outbreak Investigation Team. Contact Tracing Assessment of COVID-19 Transmission Dynamics in Taiwan and Risk at Different Exposure Periods Before and After Symptom Onset. JAMA Intern Med. 2020 May 1:e202020. PubMed: https://pubmed.gov/32356867. Full-text: https://doi.org/10.1001/jamainternmed.2020.2020

Cheng VCC, Wong SC, Chen JHK, et al. Escalating infection control response to the rapidly evolving epidemiology of the Coronavirus disease 2019 (COVID-19) due to SARS-CoV-2 in Hong Kong. Infect Control Hosp Epidemiol 2020;0: PubMed: https://pubmed.gov/32131908. Full-text: https://doi.org/10.1017/ice.2020.58

Chou R, Dana T, Buckley DI. Epidemiology of and Risk Factors for Coronavirus Infection in Health Care Workers: A Living Rapid Review. Ann Int Med 2020, May 2020. DOI: 10.7326/M20-1632. Full-text: https://annals.org/aim/fullarticle/2765801/epidemiology-risk-factors-coronavirus-infection-health-care-workers-living-rapid

Corman VM, Landt O, Kaiser M, et al. Detection of 2019 novel coronavirus (2019-nCoV) by real-time RT-PCR. Euro Surveill. 2020 Jan;25(3). PubMed: https://pubmed.gov/31992387. Full-text: https://doi.org/10.2807/1560-7917.ES.2020.25.3.2000045

Cowling BJ, Ali ST, Ng TWY, et al. Impact assessment of non-pharmaceutical interventions against coronavirus disease 2019 and influenza in Hong Kong: an observational study. Lancet Public Health. 2020 Apr 17. PubMed: https://pubmed.gov/32311320. Full-text: https://doi.org/10.1016/S2468-2667(20)30090-6

Danis K, Epaulard O, Bénet T, et al. Cluster of coronavirus disease 2019 (Covid-19) in the French Alps, 2020. Clin Infect Dis. 2020 Apr 11:ciaa424. PubMed: https://pubmed.gov/32277759. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa424

Du Z, Xu X, Wu Y, Wang L, Cowling BJ, Meyers LA. Serial Interval of COVID-19 among Publicly Reported Confirmed Cases. Emerg Infect Dis. 2020 Mar 19;26(6). PubMed: https://pubmed.gov/32191173. Fulltext: https://doi.org/10.3201/eid2606.200357

Dudly JP, Lee NT. Disparities in Age-Specific Morbidity and Mortality from SARS-CoV-2 in China and the Republic of Korea. Clin Inf Dis 2020, March 31. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa354

Fafi-Kremer S, Bruel, T, Madec Y, et al. Serologic responses to SARS-CoV-2 infection among hospital staff with mild disease in eastern France. medRxiv, 22 May 2020. Full-text: https://doi.org/10.1101/2020.05.19.20101832

Ferguson et al. (Imperial College COVID-19 Response Team). Report 9: Impact of non-pharmaceutical interventions (NPIs) to reduce COVID-19 mortality and healthcare demand. 16 March 2020. DOI: https://doi.org/10.25561/77482

Flaxman S et al. (Imperial College COVID-19 Response Team). Report 13: Estimating the number of infections and the impact of non-pharmaceutical interventions on COVID-19 in 11 European countries. 30 March 2020. DOI: https://doi.org/10.25561/77731

Fretheim A. The role of children in the transmission of SARS-CoV-2-19 – a rapid review. Folkehelseinstituttet/ Norwegian Institute of Public Health, 2020. Full-text: https://www.fhi.no/globalassets/dokumenterfiler/rapporter/2020/the-role-of-children-in-the-transmission-of-sars-cov-2-report-2020.pdf

García-Basteiro AL, Chaccour C, Guinovart C, et al. Monitoring the COVID-19 epidemic in the context of widespread local transmission. Lancet Respir Med. 2020 May;8(5):440-442. PubMed: https://pubmed.gov/32247325. Full-text: https://doi.org/10.1016/S2213-2600(20)30162-4

Gedi Visual. La situazione in Lombardia. Web site: https://lab.gedidigital.it/gedi-visual/2020/coronavirus-i-contagi-in-italia/lombardia.php (accessed 3 June 2020)

Ghinai I, McPherson TD, Hunter JC, et al. First known person-to-person transmission of severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2) in the USA. Lancet. 2020 Apr 4;395(10230):1137-1144. PubMed: https://pubmed.gov/32178768 . Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30607-3

Giordano G, Blanchini F, Bruno R, et al. Modelling the COVID-19 epidemic and implementation of population-wide interventions in Italy. Nat Med. 2020 Apr 22. pii: 10.1038/s41591-020-0883-7. PubMed: https://pubmed.gov/32322102 . Full-text: https://doi.org/10.1038/s41591-020-0883-7

Giovanetti M, Angeletti S, Benvenuto D, Ciccozzi M. A doubt of multiple introduction of SARS-CoV-2 in Italy: a preliminary overview. J Med Virol. 2020 Mar 19. PubMed: https://pubmed.gov/32190908. Fulltext: https://doi.org/10.1002/jmv.25773

Grasselli G, Pesenti A, Cecconi M. Critical Care Utilization for the COVID-19 Outbreak in Lombardy, Italy: Early Experience and Forecast During an Emergency Response. JAMA. 2020 Mar 13. PubMed: https://pubmed.gov/32167538. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.4031

Guasp M, Laredo C, Urra X. Higher solar irradiance is associated with a lower incidence of COVID-19. Clin Infect Dis. 2020 May 19:ciaa575. PubMed: https://pubmed.gov/32426805. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa575

Guo ZD, Wang ZY, Zhang SF, et al. Aerosol and Surface Distribution of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 in Hospital Wards, Wuhan, China, 2020. Emerg Infect Dis. 2020 Apr 10;26(7). PubMed: https://pubmed.gov/32275497. Full-text: https://doi.org/10.3201/eid2607.200885

Haider N, Yavlinsky A, Simons D, et al. Passengers destinations from China: low risk of Novel Coronavirus (2019-nCoV) transmission into Africa and South America. Epidemiol Infect 2020;148: PubMed: https://pubmed.gov/32100667. Full-text: https://doi.org/10.1017/S0950268820000424

Hellewell J, Abbott S, Gimma A, et al. Feasibility of controlling COVID-19 outbreaks by isolation of cases and contacts. Lancet Glob Health. 2020 Apr;8(4):e488-e496. PubMed: https://pubmed.gov/32119825. Fulltext: https://doi.org/10.1016/S2214-109X(20)30074-7

Hijnen D, Marzano AV, Eyerich K, et al. SARS-CoV-2 Transmission from Presymptomatic Meeting Attendee, Germany. Emerg Infect Dis. 2020 May 11;26(8). PubMed: https://pubmed.gov/32392125. Full-text: https://doi.org/10.3201/eid2608.201235

Honigsbaum M. Revisiting the 1957 and 1968 influenza pandemics. Lancet 25 May 2020. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31201-0

ISS. Impatto dell’epidemia covid-19 sulla mortalità totale della popolazione residente primo trimestre 2020. Full-text (Italian): https://www.istat.it/it/files//2020/05/Rapporto_Istat_ISS.pdf (accessed 25 May 2020)

James A, Eagle L, Phillips C. High COVID-19 Attack Rate Among Attendees at Events at a Church — Arkansas, March 2020. MMWR 2020, May 19. Full-text: http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.mm6920e2

Jia JS, Lu X, Yuan Y. et al. Population flow drives spatio-temporal distribution of COVID-19 in China. Nature 2020. Full-text: https://www.nature.com/articles/s41586-020-2284-y#citeas

Jones TC, Mühlemann B, Veith T: An analysis of SARS-CoV-2 viral load by patient age. Preprint 2020. https://zoonosen.charite.de/fileadmin/user_upload/microsites/m_cc05/virologie-ccm/dateien_upload/Weitere_Dateien/analysis-of-SARS-CoV-2-viral-load-by-patient-age.pdf  (accessed 25 May 2020).

Kam KQ, Yung CF, Cui L, et al. A Well Infant with Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) with High Viral Load. Clin Infect Dis 2020;0: PubMed: https://pubmed.gov/32112082. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa201

Kamps BS, Hoffmann C, et al. SARS Reference. Flying Publisher 2003. http://www.SARSReference.com  (accessed 20 May 2020).

Klompas M, Morris CA, Sinclair J, Pearson M, Shenoy ES. Universal Masking in Hospitals in the Covid-19 Era. N Engl J Med. 2020 Apr 1. PubMed: https://pubmed.gov/32237672. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMp2006372

Kofler N, Baylis F. Ten reasons why immunity passports are a bad idea. Nature 2020, 581, 379-381. Full-text: https://doi.org/10.1038/d41586-020-01451-0

Kwon SY, Kim EJ, Jung YS, Jang JS, Cho NS. Post-donation COVID-19 identification in blood donors. Vox Sang. 2020 Apr 2. PubMed: https://pubmed.gov/32240537. Full-text: https://doi.org/10.1111/vox.12925

Lai X, Wang M, Quin C, et al. Coronavirus Disease 2019 (COVID-2019) Infection Among Health Care Workers and Implications for Prevention Measures in a Tertiary Hospital in Wuhan, China. JAMA Netw Open May 21, 2020;3(5):e209666. Full-text: https://jamanetwork.com/journals/jamanetworkopen/fullarticle/2766227

Lau H, Khosrawipour V, Kocbach P, et al. The positive impact of lockdown in Wuhan on containing the COVID-19 outbreak in China. J Travel Med. 2020 Mar 17. pii: 5808003. PubMed: https://pubmed.gov/32181488. Fulltext: https://doi.org/10.1093/jtm/taaa037

Lauer SA, Grantz KH, Bi Q, et al. The Incubation Period of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) From Publicly Reported Confirmed Cases: Estimation and Application. Ann Intern Med 2020: PubMed: https://pubmed.gov/32150748. Full-text: https://doi.org/10.7326/M20-0504

Le Monde 200506. La France et les épidémies : 2011-2017, la mécanique du délitement. Le Monde, 6 May 2020. Full-text : https://www.lemonde.fr/sante/article/2020/05/06/la-france-et-les-epidemies-2011-2017-la-mecanique-du-delitement_6038873_1651302.html (accessed 25 May 2020)

Le Quéré C, Jackson RB, Jones MW et al. Temporary reduction in daily global CO2 emissions during the COVID-19 forced confinement. Nat Clim Chang 2020. Full-text: https://doi.org/10.1038/s41558-020-0797-x

Leung NH, Chu Dk, Shiu EY. Respiratory virus shedding in exhaled breath and efficacy of face masks. Nature Med 2020, April 3. https://doi.org/10.1038/s41591-020-0843-2

Li Q, Guan X, Wu P, et al. Early Transmission Dynamics in Wuhan, China, of Novel Coronavirus-Infected Pneumonia. N Engl J Med 2020: PubMed: https://pubmed.gov/31995857.
Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa2001316

Liu JY, Chen TJ, Hwang SJ. Analysis of Imported Cases of COVID-19 in Taiwan: A Nationwide Study. Int J Environ Res Public Health. 2020 May 9;17(9):E3311. PubMed: https://pubmed.gov/32397515. Full-text: https://doi.org/10.3390/ijerph17093311.

Lu J, Gu J, Li K, et al. COVID-19 Outbreak Associated with Air Conditioning in Restaurant, Guangzhou, China, 2020. Emerg Infect Dis. 2020 Apr 2;26(7). PubMed: https://pubmed.gov/32240078. Full-text: https://doi.org/10.3201/eid2607.200764

Luo C, Yao L, Zhang L, et al. Possible Transmission of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) in a Public Bath Center in Huai’an, Jiangsu Province, China. JAMA Netw Open. 2020 Mar 2;3(3):e204583. PubMed: https://pubmed.gov/32227177. Full-text: https://doi.org/10.1001/jamanetworkopen.2020.4583

McMichael TM, Currie DW, Clark S, et al. Epidemiology of Covid-19 in a Long-Term Care Facility in King County, Washington. N Engl J Med 28 March 2020.  Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMoa2005412.

Mosites E, Parker EM, Clarke KE, et al. Assessment of SARS-CoV-2 Infection Prevalence in Homeless Shelters — Four U.S. Cities, March 27–April 15, 2020. MMWR,  Early Release / April 22, 2020 / 69. Full-text: https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/69/wr/mm6917e1.htm?s_cid=mm6917e1_w

Nacoti M et al. At the Epicenter of the Covid-19 Pandemic and Humanitarian Crises in Italy: Changing Perspectives on Preparation and Mitigation. NEJM Catalyst Innovations in Care Delivery. 21 March 2020. Full-text: https://catalyst.nejm.org/doi/full/10.1056/CAT.20.0080

Nie X, Fan L, Mu G, et al. Epidemiological characteristics and incubation period of 7,015 confirmed cases with Coronavirus Disease 2019 outside Hubei Province in China. J Infect Dis. 2020 Apr 27:jiaa211. PubMed: https://pubmed.gov/32339231. Full-text: https://doi.org/10.1093/infdis/jiaa211

Nishiura H, Linton NM, Akhmetzhanov AR. Serial interval of novel coronavirus (COVID-19) infections. Int J Infect Dis 2020;0: PubMed: https://pubmed.gov/32145466. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.ijid.2020.02.060

Nordling L. Study tells ‘remarkable story’ about COVID-19’s deadly rampage through a South African hospital. May 25, 2020. Full-text: https://www.sciencemag.org/news/2020/05/study-tells-remarkable-story-about-covid-19-s-deadly-rampage-through-south-african

Normile D. ‘Suppress and lift’: Hong Kong and Singapore say they have a coronavirus strategy that works. Science Mag Apr 13, 2020. Full-text https://www.sciencemag.org/news/2020/04/suppress-and-lift-hong-kong-and-singapore-say-they-have-coronavirus-strategy-works

Normile D. As normalcy returns, can China keep COVID-19 at bay? Science. 2020 Apr 3;368(6486):18-19. PubMed: https://pubmed.gov/32241931. Full-text: https://doi.org/10.1126/science.368.6486.18

Nussbaumer-Streit B, Mayr V, Dobrescu AI, et al. Quarantine alone or in combination with other public health measures to control COVID-19: a rapid review. Cochrane Database Syst Rev. 2020 Apr 8;4:CD013574. PubMed: https://pubmed.gov/32267544. Full-text: https://doi.org/10.1002/14651858.CD013574

Okba NMA, Muller MA, Li W, et al. Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2-Specific Antibody Responses in Coronavirus Disease 2019 Patients. Emerg Infect Dis. 2020 Apr 8;26(7). PubMed: https://pubmed.gov/32267220. Full-text: https://doi.org/10.3201/eid2607.200841

Oliver N, Lepri B, Sterely H. Mobile phone data for informing public health actions across the COVID-19 pandemic life cycle. Science Advances  27 Apr 2020. Full-Text: https://advances.sciencemag.org/content/early/2020/04/27/sciadv.abc0764

Persad G, Emanuel EJ. The Ethics of COVID-19 Immunity-Based Licenses (“Immunity Passports”).  JAMA. Published online May 6, 2020. Full-text:  https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2765836

Peto J, Alwan NA, Godfrey KM, et al. Universal weekly testing as the UK COVID-19 lockdown exit strategy. Lancet. 2020 Apr 20. pii: S0140-6736(20)30936-3. PubMed: https://pubmed.gov/32325027 . Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30936-3

Ran L, Chen X, Wang Y, Wu W, Zhang L, Tan X. Risk Factors of Healthcare Workers with Corona Virus Disease 2019: A Retrospective Cohort Study in a Designated Hospital of Wuhan in China. Clin Infect Dis. 2020 Mar 17. pii: 5808788. PubMed: https://pubmed.gov/32179890. Fulltext: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa287

Randolph HE, Barreiro LB. Herd Immunity: Understanding COVID-19. Immunity. 2020 May 19;52(5):737-741. PubMed: https://pubmed.gov/32433946. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.immuni.2020.04.012

Rocklov J, Sjodin H, Wilder-Smith A. COVID-19 outbreak on the Diamond Princess cruise ship: estimating the epidemic potential and effectiveness of public health countermeasures. J Travel Med 2020;0: PubMed: https://pubmed.gov/32109273. Full-text: https://doi.org/10.1093/jtm/taaa030

Rothe C, Schunk M, Sothmann P, et al. Transmission of 2019-nCoV Infection from an Asymptomatic Contact in Germany. N Engl J Med 2020;382:970-971. https://pubmed.gov/32003551. Full-text: https://doi.org/10.1056/NEJMc2001468

Schwartz J, King CC, Yen MY. Protecting Health Care Workers during the COVID-19 Coronavirus Outbreak -Lessons from Taiwan’s SARS response. Clin Infect Dis. 2020 Mar 12:ciaa255. PubMed: https://pubmed.gov/32166318. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa255

Salje J, Kiem CT, Lefrancq N, et al. Estimating the burden of SARS-CoV-2 in France. Science  13 May 2020. Full-text: https://doi.org/10.1126/science.abc3517

Scott SE, Zabel K, Collins J, et al. First Mildly Ill, Non-Hospitalized Case of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Without Viral Transmission in the United States – Maricopa County, Arizona, 2020. Clin Infect Dis. 2020 Apr 2. PubMed: https://pubmed.gov/32240285. Full-text: https://doi.org/10.1093/cid/ciaa374

Sood N, Simon P, Ebner P, et al. Seroprevalence of SARS-CoV-2–Specific Antibodies Among Adults in Los Angeles County, California, on April 10-11, 2020. JAMA. Published online May 18, 2020. Full-text: https://doi.org/10.1001/jama.2020.8279

Stafford N. Covid-19: Why Germany’s case fatality rate seems so low. BMJ. 2020 Apr 7;369:m1395. PubMed: https://pubmed.gov/32265194. Full-text: https://doi.org/10.1136/bmj.m1395

Tang A, Tong ZD, Wang HL, et al. Detection of Novel Coronavirus by RT-PCR in Stool Specimen from Asymptomatic Child, China. Emerg Infect Dis. 2020 Jun 17;26(6). PubMed: https://pubmed.gov/32150527. Fulltext: https://doi.org/10.3201/eid2606.200301

Tang B, Bragazzi NL, Li Q, Tang S, Xiao Y, Wu J. An updated estimation of the risk of transmission of the novel coronavirus (2019-nCov). Infect Dis Model 2020;5:248-255. PubMed: https://pubmed.gov/32099934. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.idm.2020.02.001

The Lancet. Reviving the US CDC. Lancet. 2020 May 16;395(10236):1521. PubMed: https://pubmed.gov/32416772. Full-text: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31140-5.

Tian H, Liu Y, Li Y, et al. An investigation of transmission control measures during the first 50 days of the COVID-19 epidemic in China. Science. 2020 Mar 31. pii: science.abb6105. PubMed: https://pubmed.gov/32234804. Full-text: https://doi.org/10.1126/science.abb6105

Tian H, Liu Y, Li Y, et al. An investigation of transmission control measures during the first 50 days of the COVID-19 epidemic in China. Science. 2020 May 8;368(6491):638-642. PubMed: https://pubmed.gov/32234804 . Full-text: https://doi.org/10.1126/science.abb6105

van Doremalen N, Bushmaker T, Morris DH, et al. Aerosol and Surface Stability of SARS-CoV-2 as Compared with SARS-CoV-1. N Engl J Med. 2020 Mar 17. PubMed: https://pubmed.gov/32182409. Fulltext: https://doi.org/10.1056/NEJMc2004973

Walker P et al. (Imperial College COVID-19 Response Team). Report 12: The global impact of COVID-19 and strategies for mitigation and suppression. 26 March 2020. DOI: https://doi.org/10.25561/77735

Wallace M, Hagan L, Curran KG, et al. COVID-19 in Correctional and Detention Facilities – United States, February-April 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2020 May 15;69(19):587-590. PubMed: https://pubmed.gov/32407300. Full-text: https://doi.org/10.15585/mmwr.mm6919e1.

Wang J, Tang, K, Feng K, Lv W. High Temperature and High Humidity Reduce the Transmission of COVID-19 (March 9, 2020). Available at SSRN: https://ssrn.com/PubMed=3551767 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3551767

Weiss SR. Forty years with coronaviruses. J Exp Med. 2020 May 4;217(5). pii: 151597. PubMed: https://pubmed.gov/32232339. Full-text: https://doi.org/10.1084/jem.20200537

Weitz JS, Beckett SJ. Coenen AR, et al. Modeling shield immunity to reduce COVID-19 epidemic spread. Nature Medicine 2020, 07 May. Full-text:  https://www.nature.com/articles/s41591-020-0895-3

Wells CR, Sah P, Moghadas SM, et al. Impact of international travel and border control measures on the global spread of the novel 2019 coronavirus outbreak. Proc Natl Acad Sci U S A. 2020 Mar 13. pii: 2002616117. PubMed: https://pubmed.gov/32170017. Full-text: https://doi.org/10.1073/pnas.2002616117

Wells CR, Stearns JK, Lutumba P, Galvani AP. COVID-19 on the African continent. Lancet Infect Dis May 06, 2020. Full-text: https://doi.org/10.1016/S1473-3099(20)30374-1

Wenham C, Smith J, Morgan R. COVID-19: the gendered impacts of the outbreak. Lancet. 2020 Mar 14;395(10227):846-848. PubMed: https://pubmed.gov/32151325. Fulltext: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30526-2

WHO 200315. Preparedness, prevention and control of COVID-19 in prisons and other places of detention, 15 March 2020, interim guidance http://www.euro.who.int/en/health-topics/health-determinants/prisons-and-health/publications/2020/preparedness,-prevention-and-control-of-covid-19-in-prisons-and-other-places-of-detention,-15-march-2020

WHO 200424. “Immunity passports” in the context of COVID-19. Scientific Brief, 24 April 2020. Full-text: https://www.who.int/news-room/commentaries/detail/immunity-passports-in-the-context-of-covid-19 (accessed 25 May 2020).

WHO. Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19). https://www.who.int/publications-detail/report-of-the-who-china-joint-mission-on-coronavirus-disease-2019-(covid-19)

WMHC. Wuhan Municipal Health and Health Commission’s briefing on the current pneumonia epidemic situation in our city (31 December 2019). http://wjw.wuhan.gov.cn/front/web/showDetail/2019123108989. Accessed 25 March 2020.

Wolfel R, Corman VM, Guggemos W, et al. Virological assessment of hospitalized patients with COVID-2019. Nature. 2020 Apr 1. pii: 10.1038/s41586-020-2196-x. PubMed: https://pubmed.gov/32235945. Full-text: https://doi.org/10.1038/s41586-020-2196-x

Wu X, Fu B, Chen L, Feng Y. Serological tests facilitate identification of asymptomatic SARS-CoV-2 infection in Wuhan, China. J Med Virol. 2020 Apr 20. PubMed: https://pubmed.gov/32311142 . Full-text: https://doi.org/10.1002/jmv.25904

Wu Z, McGoogan JM. Characteristics of and Important Lessons From the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak in China: Summary of a Report of 72314 Cases From the Chinese Center for Disease Control and Prevention. JAMA. 2020 Feb 24. pii: 2762130. PubMed: https://pubmed.gov/32091533. Fulltext: https://doi.org/10.1001/jama.2020.2648

Ye G, Pan Z, Pan Y, et al. Clinical characteristics of severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 reactivation. J Infect. 2020 May;80(5):e14-e17. PubMed: https://pubmed.gov/32171867. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.jinf.2020.03.001

Young BE, Ong SWX, Kalimuddin S, et al. Epidemiologic Features and Clinical Course of Patients Infected With SARS-CoV-2 in Singapore. JAMA. 2020 Mar 3. pii: 2762688. PubMed: https://pubmed.gov/32125362. Fulltext: https://doi.org/10.1001/jama.2020.3204

Zhang W, Du RH, Li B, et al. Molecular and serological investigation of 2019-nCoV infected patients: implication of multiple shedding routes. Emerg Microbes Infect. 2020 Feb 17;9(1):386-389. PubMed: https://pubmed.gov/32065057. Full-text: https://doi.org/10.1080/22221751.2020.1729071

Zhao S, Lin Q, Ran J, et al. Preliminary estimation of the basic reproduction number of novel coronavirus (2019-nCoV) in China, from 2019 to 2020: A data-driven analysis in the early phase of the outbreak. Int J Infect Dis 2020;92:214-217. doi: 10.1016/j.ijid.2020.01.050. Epub 2020 PubMed: https://pubmed.gov/32007643. Full-text: https://doi.org/10.1016/j.ijid.2020.01.050

Zhong P, Guo S, Chen T. Correlation between travellers departing from Wuhan before the Spring Festival and subsequent spread of COVID-19 to all provinces in China. J Travel Med. 2020 Mar 17. pii: 5808004. PubMed: https://pubmed.gov/32181483. Fulltext: https://doi.org/10.1093/jtm/taaa036

Zhou P, Yang XL, Wang XG, et al. A pneumonia outbreak associated with a new coronavirus of probable bat origin. Nature. 2020 Mar;579(7798):270-273. PubMed: https://pubmed.gov/32015507. Fulltext: https://doi.org/10.1038/s41586-020-2012-7

[1] Lượng khí thải CO2 toàn cầu giảm 17% vào đầu tháng 4 năm 2020 so với mức trung bình năm 2019, chỉ chưa bằng một nửa so với những phương tiện di chuyển trên mặt đất (ô tô, xe tải, xe buýt) (Le Quéré 2020). Giảm hơn một tỷ tấn khí thải carbon. Vào lúc cao điểm, lượng khí thải ở mỗi quốc gia giảm trung bình 26%, một con số lớn và có thể chưa từng được thấy trước đây, nhưng chỉ ở mức khí thải của năm 2006. Tác động khí thải trong năm 2020 sẽ phụ thuộc vào thời gian phong tỏa, với ước tính thấp là 4% nếu thế giới trở lại bình thường vào giữa tháng 6 và ước tính cao là 7% nếu một số biện pháp hạn chế vẫn còn được áp dụng toàn cầu đến cuối năm 2020. Những con số này có thể so sánh với tỷ lệ giảm cần thiết mỗi năm trong những thập kỷ tiếp theo để hạn chế biến đổi khí hậu xuống mức nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng thêm 1,5 °C.